Vì sao Nga chia sẻ biển Caspian với nước khác?

14:36 | 14/08/2018

4,803 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sau hơn 20 năm đàm phán, ngày 12/8/2018, năm nước có chung biển Caspian gồm Nga, Iran, Kazakhstan, Azerbaijan và Turkmenistan đã ký kết thỏa ước về quy chế của vùng biển hồ giàu tài nguyên này. Vì sao Nga chấp thuận chia sẻ quyền quản lý vùng biển mà họ đã nắm giữ suốt hơn hai thập niên qua cho các nước khác?
vi sao nga chia se bien caspian voi nuoc khacIran mở rộng hợp tác dầu khí trên biển Caspian
vi sao nga chia se bien caspian voi nuoc khacSOCAR và BP tăng cường hợp tác trên biển Caspian
vi sao nga chia se bien caspian voi nuoc khacLukoil khai thác thử nghiệm Pha 2 của mỏ Filanovsky ở biển Caspian
vi sao nga chia se bien caspian voi nuoc khacTại sao Nga lại sử dụng Hạm đội Caspian để tấn công IS?
vi sao nga chia se bien caspian voi nuoc khac
Lãnh đạo 5 nước có chung biển Caspian tại Hội nghị thượng đỉnh ngày 12/8

Tại Hội nghị thượng đỉnh vùng Caspian lần thứ 5, diễn ra ngày 12/8 tại thành phố cảng Aktau của Kazakhstan, lãnh đạo 5 nước vùng biển Caspian đã ký công ước mang tính bước ngoặt về quy chế biển Caspian nhằm làm giảm căng thẳng khu vực cũng như mở đường cho các dự án thăm dò, khai thác dầu mỏ và khí đốt.

Biển Caspian nằm giữa Nga ở bờ phía bắc và Iran ở bờ phía nam. Đông tây giáp các nước Turkmenistan, Kazakhstan và Azerbaijan. Trong nhiều thế kỷ qua, biển Caspian chủ yếu là mục tiêu tranh chấp giữa Nga và Ba Tư (về sau là Iran). Từ khi khối Liên bang Xô Viết tan rã, biển Caspian do Moskva và Tehran quản lý theo một hiệp ước mất hiệu lực, tuy nhiên ba nước Kazakhstan, Azerbaidjan, Turkmenistan sau khi tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô đã đòi chủ quyền với vùng biển này.

Với lịch sử đầy tranh chấp như trên, việc 5 nước trên ký được thỏa ước về tình trạng pháp lý của biển Caspian sau 22 năm là một bước ngoặt lịch sử. Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, hiệp ước hợp tác được ký kết là văn bản pháp lý rõ ràng nhất từ trước tới nay sau khi đã có sự điều chỉnh về một số nội dung như đặc quyền kinh tế cũng như trách nhiệm của các quốc gia có quyền sử dụng vùng biển này.

Trưởng ban Trung Á và Kazakhstan của Viện SNG Andrei Grozin nói với Sputnik, quá trình đàm phán kéo dài như vậy là do đan chéo lẫn nhau của các yếu tố địa lý-kinh tế và địa chiến lược, địa chính trị, những lĩnh vực càng phức tạp rắc rối vì những lợi ích quốc gia của mỗi nước thành viên nói trên. Chuyên gia này giải thích rằng suốt những năm qua giữa các nước diễn ra những điểm bất đồng về các quy định liên quan đến bộ phận của Caspian, mà phụ thuộc vào những vấn đề định nghĩa vùng chứa nước là biển hay là hồ - phụ thuộc vào điều đó, việc chia nó giữa các nước có thể được thực hiện trên cơ sở pháp lý khác nhau.

Thỏa ước về biển Caspian quy định phân chia vùng đáy biển thành các khu vực, còn vùng nước chia thành các vùng nội địa và vùng khu vực, vùng đánh cá và vùng nước chung. Thỏa ước cũng định ra ranh giới của vùng trời trên biển Caspian. Ngoài ra, văn kiện cũng cấm các lực lượng không quân không thuộc 5 nước trên hiện diện tại vùng biển Caspian.

Theo AFP, tuy thỏa thuận được xem là “lịch sử” không giải quyết được tất cả những xung khắc tranh chấp tài nguyên nhưng tạo ra được một quy chế pháp lý, thiếu vắng từ khi Liên Xô tan rã, làm giảm phần nào căng thẳng tại vùng biển hồ mà trữ lượng dầu mỏ có thể lên đến 50 tỷ thùng.

Theo ông Andrei Grozin, thỏa ước về quy chế pháp lý của vùng biển Caspian góp phần vào sự phát triển của nền ngoại giao quốc tế hiện đại. “Đây là một đóng góp to lớn cho sự phát triển trong lịch sử gần đây của nền ngoại giao thế giới, bởi vì những vấn đề phức tạp đến vậy, vấn đề kéo dài, chứa những nguy cơ tiềm tàng trong một phần tư thế kỷ qua, đã được giải quyết bằng phương thức đa phương", chuyên gia Grozin nhận định.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng mặc dù việc giải quyết tình trạng của biển Caspian là một sự kiện được chờ đợi đã lâu, nhưng không nên cho rằng nó giải quyết tất cả các vấn đề của vùng biển này. Chuyên gia Nga cho rằng bản chất của thỏa ước là tạo ra cơ sở cho công việc chung trong tương lai. "Ưu điểm của việc ký thỏa ước đối với Moskva và các nước khác là tạo ra một cơ sở nền tảng để giải quyết các vấn đề khác, bởi vì sẽ là rất ngây thơ khi hy vọng rằng văn kiện xuất hiện, và tất cả những vấn đề này sẽ được gỡ bỏ", chuyên gia Grozin nhận xét.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani dù coi đây là "một văn kiện lớn", theo đó, đưa biển Caspian chỉ thuộc về các nước trong vùng, song thừa nhận công ước chưa thể giải quyết toàn bộ bất đồng giữa các nước trong khu vực. Theo ông, việc phân định đáy biển - vốn là nguyên nhân gây bất đồng nhất, sẽ đòi hỏi các bên tiếp tục bàn thảo và đưa ra được các thỏa thuận riêng rẽ.

vi sao nga chia se bien caspian voi nuoc khac
Vị trí biển Caspian

Theo AFP, với tư thế là “chủ nhân” trước đây của biển Caspian, hai nước Nga và Iran bị thiệt nhiều nhất vì phải chia bớt quyền lợi cho ba nước còn lại. Tuy nhiên, Nga được một số lợi ích lớn cả về chính trị, quân sự lẫn kinh tế. Về đối ngoại, thỏa ước này cho thấy Nga chứng tỏ đường lối đối ngoại với đối thoại làm chủ đạo phát huy hiệu quả. Về quân sự, Nga giành được thượng phong vì cấm các nước bên ngoài vùng biển này đặt căn cứ hải quân ở đây. Bộ trưởng Ngoại giao Kazakhstan, Kairat Abdrakhmanov cho biết nguyên tắc không hiện diện các lực lượng vũ trang ở biển Caspian đối với những bên không có chủ quyền được ghi trong bản thỏa ước vừa ký. Trước đây, đã có lo ngại rằng Astana có ý định triển khai các căn cứ quân sự của Mỹ ở Caspian.

Về kinh tế, biển Caspian được đánh giá cao vì trữ lượng dầu và khí khổng lồ. Ước tính có 50 tỷ thùng dầu và gần 8,4 nghìn tỷ mét khối khí dưới đáy biển Caspian. Đó là lý do tại sao những bất đồng về việc làm thế nào để phân chia các mỏ dầu và khí khổng lồ ở đây đã nổ ra nhiều lần - và gay gắt. Thỉnh thoảng, các tàu chiến được triển khai để đe dọa các nhà thầu các quốc gia đối thủ thuê.

Sự bất đồng về tình trạng pháp lý của nó cũng ngăn cản một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên được xây dựng qua Caspian nối giữa Turkmenistan và Azerbaijan. Điều này sẽ cho phép khí từ Turkmenistan qua Nga để tới châu Âu. Nga - nước xuất khẩu nhiều dầu và khí sang châu Âu - trước đây đã phản đối điều này. Các công ty dầu mỏ quốc tế đã từng đổ xô đến Caspian những năm 1990 giờ đây đã rút lui. Nhưng có khả năng điều này sẽ được thăm dò thêm sau thỏa thuận hôm 12/8.

Ngoài ra, biển Caspian có nhiều loài cá tầm khác nhau, loài cá mang lại món trứng cá muối ngon được đánh giá cao. Khoảng 80-90% trứng cá muối trên thế giới có nguồn gốc từ Caspian, nhưng số lượng đã giảm trong vài thập niên qua. Năm 2002, một cuộc khảo sát cho thấy cá tầm đã biến mất nhanh chóng và có thể sớm bị tuyệt chủng. Kết quả khảo sát cũng cho thấy một tỷ lệ lớn bất thường của cá tầm bé so với cá trưởng thành hơn mà sản xuất trứng được sử dụng để làm trứng cá muối. Kết quả là nhiều lệnh cấm khác nhau về đánh bắt cá tầm trên biển Caspian và buôn bán trứng cá muối nói chung đã được ban hành. Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev hôm 12/8 nói rằng thỏa thuận này cho phép thiết lập hạn ngạch quốc gia về đánh bắt cá.

Do hiện đang chịu áp lực kinh tế và chính trị gia tăng từ phương Tây, Iran nhận thấy một số lợi ích chính trị trong việc ngăn chặn bất kỳ sự hiện diện quân sự nào trên Caspian ngoại trừ năm quốc gia ven biển. Ngoài ra, chính phủ Tehran có thể dựa vào quy chế mới của Caspian để đề xuất những dự án chung kinh tế với Azerbaijan.

H.Phan

AFP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc