Vì sao Mỹ cho phép 8 nước tiếp tục mua dầu của Iran?

12:35 | 06/11/2018

1,137 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 5/11, Mỹ đã tái áp đặt các lệnh cấm vận lên Iran vốn đã bị dỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân hồi năm 2015 đạt được giữa Iran và các cường quốc. Tuy nhiên, Washington miễn cho 8 nước không phải thực hiện lệnh trừng phạt này trong 6 tháng, trong đó có Trung Quốc.
vi sao my cho phep 8 nuoc tiep tuc mua dau cua iran
Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã lên án gay gắt lệnh cấm vận của Mỹ

Các lệnh trừng phạt mới của chính quyền Tổng thống Trump đặc biệt làm tổn thương ngành dầu khí vốn rất quan trọng đối với kinh tế Iran và đem đến một nguồn ngoại tê quan trọng. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói với các nhà báo ở Washington rằng các lệnh trừng phạt đã khiến Iran không bán được một triệu thùng dầu thô mỗi ngày.

Tổng cộng có 700 cá nhân và định chế sẽ bị cho vào danh sách đen của Mỹ, gồm 400 người hoặc tổ chức đã được rút khỏi danh sách sau khi ký hiệp ước nguyên tử, vào 300 mới thêm vào. Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết các định chế tài chính Iran bị trừng phạt sẽ không còn được tham gia hệ thống chuyển tiền quốc tế SWIFT, trừ các hoạt động nhân đạo.

“Mục tiêu của chúng tôi là bóp nghẹp nguồn thu nhập của chế độ Iran mà họ dùng để chi cho các hoạt động bao lực và gây bất ổn trên khắp Trung Đông và trên khắp thế giới. Chính quyền Iran có một chọn lựa: hoặc là họ quay ngoắt 180 độ từ những hoạt động ngoài vòng pháp luật và cư xử như một quốc gia bình thường, hoặc là họ nhìn nền kinh tế của mình sụp đổ”, ông Pompeo nói. Ba ngày trước khi gói trừng phạt thứ hai có hiệu lực, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho đây là đòn chí mạng nhằm buộc chính quyền Tehran phải chấp thuận các điều kiện của Washington

Reuters cho biết xuất khẩu dầu thô đóng góp 1/3 doanh thu cho chính phủ Iran. "Hơn 20 quốc gia nhập khẩu dầu đã ngưng nhập dầu thô, khoảng hơn 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày đã biến mất trên thị trường. Chính quyền Iran từ tháng 5 đến nay đã mất trên 2,5 tỉ USD doanh thu dầu" - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông tin với báo chí.

Xuất khẩu dầu thô đạt mức 2,8 triệu thùng/ngày trong tháng 4. Tuy nhiên sau khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đầu tiên thì xuất khẩu dầu thô Iran chỉ còn 1,8 triệu thùng/ngày.

Ngoại trưởng Mỹ xác nhận là có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ được đặc miễn, tiếp tục mua dầu hỏa của Iran trong một thời gian trước khi hoàn toàn ngưng hẳn mọi thương vụ với Tehran. Đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Hi Lạp, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ, không có Liên minh châu Âu. Trong khi nhiều thượng nghị sĩ Cộng hòa, thuộc phe của ngoại trưởng, muốn áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn. Nhất là trong lĩnh vực ngân hàng thì ông Pompeo cho rằng các quyết định đầu tiên của Mỹ, tạm thời, đã đủ mạnh để dồn Iran vào chân tường. Để chứng tỏ sự cứng rắn của Washington, Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh chính quyền Obama trước đây đã đặc cách cho 20 nước.

Quyết định miễn trừ sẽ có giá trị trong 6 tháng, trong thời gian đó nước nhập khẩu có thể mua dầu của Iran nhưng phải gửi tiền mua dầu của Iran vào tài khoản kí quỹ. Iran có thể tiêu tiền nhưng chỉ trong một phạm vi các vật phẩm nhân đạo hạn hẹp.

Ông Pompeo cho biết việc miễn trừ được ban hành dành cho 8 quốc gia đã cắt giảm lượng dầu thô mua của Iran trong 6 tháng qua và cũng là để "đảm bảo một thị trường đủ dầu".

Việc Mỹ cho phép 8 quốc gia và vùng lãnh thổ lùi thời gian thực hiện các biện pháp cấm vận của Mỹ là vì ông Trump nói rằng ông muốn làm chậm lại các biện pháp trừng phạt Iran do quan ngại giá dầu thô toàn cầu có thể tăng đột biến. "Tôi có thể đẩy số lượng xuất khẩu dầu của Iran xuống 0 ngay lập tức nhưng điều đó sẽ gây sốc cho thị trường. Tôi không muốn giá dầu tăng" - ông Trump nói với các phóng viên.

vi sao my cho phep 8 nuoc tiep tuc mua dau cua iranGiá dầu thế giới 6/11: Giá dầu tăng nhẹ sau khi Mỹ chính thức áp lệnh trừng phạt Iran
vi sao my cho phep 8 nuoc tiep tuc mua dau cua iranMỹ áp lệnh trừng phạt nặng nề chưa từng có với Iran
vi sao my cho phep 8 nuoc tiep tuc mua dau cua iranMỹ không cho phép châu Âu “bắt cá hai tay”?

Th.Long

AFP

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps