Vàng giảm giá tác động đến nền kinh tế rất hạn chế

07:00 | 30/07/2015

4,137 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thị trường vàng những ngày gần đây đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội. Sau những phiên giảm giá liên tiếp, rất nhiều câu hỏi được đặt ra: giá vàng liệu có giảm tiếp? Xu hướng này kéo dài bao lâu? Việc giá vàng giảm sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế? Phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Trúc - Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam xung quanh câu chuyện này.  

Kém “lấp lánh”, vàng sẽ giảm giá?

Kém “lấp lánh”, vàng sẽ giảm giá?

Thời gian tới, vàng sẽ giảm giá do các kênh đầu tư khác “lên ngôi”. Độ “lấp lánh” của vàng sẽ “nhạt” đi nhiều. Đây là nhận định của ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối Ngân hàng Nhà nước(NHNN) trong Hội thảo “Những khuyến nghị chính sách kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ 2014-2015” do NHNN và Báo Lao Động tổ chức sáng 18/11.

Giá vàng sẽ tiếp tục giảm

PV: Trước hết, xin ông cho biết quan điểm của mình về diễn biến giảm giá liên tục của thị trường vàng, lên tới hơn 1 triệu đồng/lượng trong những phiên giao dịch gần đây?

Ông Nguyễn Thanh Trúc: Chuyện giá vàng tăng hay giảm là hết sức bình thường. Từ xưa đến nay, giá vàng ở các quốc gia đều phụ thuộc vào giá vàng quốc tế. Ví như ở Việt Nam, trước năm 2011, khi giá vàng thế giới lên thì giá vàng Việt Nam lên và ngược lại. Tất nhiên, từ năm 2012 trở lại đây, biến động của thị trường vàng Việt Nam không còn theo nhịp với giá vàng quốc tế. Tức là giá vàng trong nước có thể lên khi giá vàng quốc tế lên nhưng lên chậm hơn, và giảm thì lại giảm chậm hơn. Còn ở các nước, giá vàng chỉ cần biến động một chút là chỉ sau khoảng 1 giờ đồng hồ, giá vàng ở nước ấy lập tức được điều chỉnh theo.

Vàng giảm giá tác động đến nền kinh tế rất hạn chế
Ông Nguyễn Thanh Trúc

Sở dĩ có tình trạng này là do Ngân hàng Nhà nước có chủ trương quản lý chặt thị trường vàng và cũng muốn hạn chế ảnh hưởng của thị trường vàng với nền kinh tế. Như việc xuất nhập khẩu vàng chẳng hạn. Trước đây, các doanh nghiệp, ngân hàng... được phép nhập khẩu vàng, nhưng từ 2012 trở lại đây, sau khi có Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước là đầu mối duy nhất nhập khẩu vàng.

Thị trường trong nước vì thế được quản lý rất chặt và dẫn tới việc giá vàng trong nước đã không theo nhịp được giá vàng thế giới. Việc này cũng kéo theo hiện tượng giá vàng trong nước cũng thường xuyên cao hơn giá vàng quốc tế, lúc ít thì cũng 1,5-2 triệu/lượng, lúc nhiều thì lên tới 6 triệu đồng/lượng. Trong thời gian gần đây, giá vàng quốc tế có xu hướng giảm liên tục, từ 1.220 USD/Oune, giảm xuống 1.150 và cách đây ít ngày, có những thời điểm đã rơi xuống ngưỡng 1.075 USD/Oune. Với mức giá này, giá vàng về Việt Nam chỉ tương đương khoảng 29 triệu đồng/lượng. Nhưng vì Việt Nam chỉ còn một thương hiệu vàng là SJC nên lúc giảm xuống thấp nhất cũng dừng ở mức 32,5 triệu đồng/lượng. Như vậy vẫn cao hơn giá vàng quốc tế 3,5 triệu/đồng.

PV: Giá vàng xuống ảnh hưởng ra sao đến hoạt động kinh doanh của các công ty vàng và khả năng ứng phó của các công ty vàng đến đâu, thưa ông?

Ông Nguyễn Thanh Trúc: Tôi cho rằng, ảnh hưởng của nó là rất lớn, thậm chí lỗ rất nhiều. Cứ hình dung giá vàng SJC giảm từ mức trên 35 triệu đồng/lượng xuống 32,5 triệu đồng/lượng, tức là giảm 2,5 triệu đồng/lượng. Như vậy đơn vị kinh doanh nào mà dự trữ lượng vàng lớn thì lỗ càng nhiều.

Tôi là người đã có mười mấy năm điều hành kinh doanh vàng từ thấp đến cao. Tôi thấy rằng, việc ứng phó với biến động giá vàng vào thời điểm này là rất khó. Điều này đòi hỏi bản lĩnh của mỗi công ty, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Trong hoạt động kinh doanh, có một nguyên lý sơ đẳng là lúc giá thấp thì mua, giá cao thì bán nhưng trên thực tế làm lại không đơn giản. Có mấy ai canh được lúc giá vàng thấp để mua hay không? Ví như giá vàng quốc tế có thể giảm xuống mức 1.060 USD/ounce thì anh có dám bỏ vốn ra để mua, để đầu tư hay không? Giá vàng hiện nay lại đang có những biến động rất khó lường nên các doanh nghiệp kinh doanh vàng hiện rất e dè.

PV: Ông có nhận định gì về xu hướng giá vàng trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Thanh Trúc: Theo phân tích của chúng tôi, giá vàng trong một vài tuần tới có thể giảm thêm khoảng 20-40 USD/ounce. Thậm chí, giá vàng còn có nguy cơ xuống mức 1.060 ounce. Tuy nhiên, cuối năm nay, hoặc sang đầu 2016, giá vàng có thể xuống thấp nữa. Tất nhiên, xuống thấp thì không đến mức nhiều quá, sẽ vào khoảng 70-80 USD/ounce, tức xuống dưới 1.000 USD/Ounce.

Vàng giảm giá tác động đến nền kinh tế rất hạn chế

PV: Giá vàng giảm sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế?

Ông Nguyễn Thanh Trúc: Xét trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam thì giá vàng giảm như vừa rồi cũng có ảnh hưởng nhưng là ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh vàng, còn đối với nền kinh tế, do chính sách quản lý chặt thị trường vàng nên xu hướng này tác động rất hạn chế. Ví như thị trường bất động sản, nhiều người đã đặt vấn đề, liệu giá vàng xuống thì giá bất động sản có xuống không. Theo tôi thì điều này rất khó và nếu có thì tác động này là rất nhỏ.

Như chuyện của đồng tiền Việt chẳng hạn. Nhiều người nói rằng, giá vàng giảm sẽ là sự đảm bảo cho sự ổn định, tăng giá trị của đồng tiền Việt nhưng thực tế, quan hệ này biểu hiện không nhiều. Vừa rồi giá vàng giảm đã làm tăng giá trị của đồng tiền Việt nhưng trên thực tế, vàng đưa ra luôn chuyển vào nền kinh tế, đưa ra để đầu tư, kinh doanh là không lớn nên hiệu ứng này không rõ ràng.

Đầu tư vàng vẫn có nhiều ưu điểm

PV: Hiện nay chúng ta không sử dụng được nguồn vốn bằng vàng trong dân để đầu tư phát triển nền kinh tế. Ông có đề xuất gì để đưa nguồn lực này vào nền kinh tế?

Ông Nguyễn Thanh Trúc: Thực tế mấy năm vừa rồi là mình ngừng huy động tiết kiệm vàng mà chỉ đang nhận giữ hộ. Người nhận chỉ được giữ chứ không được đưa ra đầu tư vào nền kinh tế. Nếu như là huy động tiết kiệm bằng vàng thì anh có thể cho vay, đầu tư phát triển sản xuất-kinh doanh. Theo tôi đây là một vấn đề lớn vì mình không sử dụng được nguồn vốn bằng vàng trong dân để đầu tư phát triển nền kinh tế là rất đáng tiếc. Hiện nay, theo tính toán, nguồn lực này vào khoảng 300-500 tấn vàng, giá trị ước tính lên tới hàng chục tỉ USD.

Tôi đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước nên có chiến lược sử dụng nguồn vốn bằng vàng trong dân, trong các tổ chức để đầu tư phát triển đất nước vì nguồn vốn ngoại tệ của mình rất thiếu. Người ta nói “dân giàu nước mạnh”, hiện nay trong dân đang giàu thì mình nên tổ chức để huy động nguồn vốn ấy. Vấn đề nằm ở chỗ là chúng ta huy động như thế nào, sử dụng thế nào và phòng ngừa như thế nào mà thôi.

PV: Cách đây khoảng 2 năm có nhận định rằng, chênh lệch giá vàng lên 2,5 triệu đồng là do đầu cơ. Nhưng vừa rồi, có thời điểm, độ vênh giá vàng lên tới 4 triệu đồng/lượng. Vậy liệu có việc thị trường vàng đang bị đầu cơ không, thưa ông?

Ông Nguyễn Thanh Trúc: Tôi không cho là vậy. Bởi như tôi đã nói ở trên, hiện thị trường vàng đang bị quản rất chặt nên khả năng lưu thông, tính sôi động rất ít. Vậy nên, đầu cơ, thao túng vàng sẽ không có nhiều. Chênh lệch giá vàng hiện nay chủ yếu là do nguồn cung hạn chế, nhu cầu bán ra thì không nhiều. Trong khi đó, giá vàng quốc tế lại xuống nhanh nên đã dẫn tới chênh lệch giá vàng ở mức cao, có lúc lên tới 4 triệu đồng.

Như trước đây, khi giá vàng quốc tế giảm, chúng tôi mua luôn vàng ở thị trường quốc tế và trong nước thì tung vàng ra bán với số lượng lớn, bán gần sát với giá quốc tế nên giá vàng trong nước cũng xuống theo. Còn bây giờ, lượng vàng tung ra hạn chế. Mà phải nói rằng, câu chuyện chênh lệnh ở đây là chênh lệch của vàng miếng SJC. Nhưng như tôi đã nói, Ngân hàng Nhà nước đang muốn quản chặt, giá sát chặt, chống vàng hóa nền kinh tế nên sản xuất vàng SJC hạn chế.

PV: Trong xu hướng giá vàng giảm và được dự báo sẽ tiếp tục giảm như hiện nay, liệu rằng dòng vốn của nhà đầu tư sẽ chuyển sang các kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán hay không thưa ông?

Ông Nguyễn Thanh Trúc: Nếu người ta bán vàng thì chắc chắn sẽ phải tìm kênh đầu tư khác. Nhưng theo quan điểm của tôi, bán vàng ra vào thời điểm này cũng không phải là lợi. Trong hoạt động mua bán, có một quy luật rất đơn giản là phải bán vào lúc giá cao và mua vào lúc giá thấp.

Nhà đầu tư chuyển kênh đầu tư thì được bởi bên cạnh thị trường vàng còn có chứng khoán, bất động sản... Nếu có kế hoạch đầu tư tốt thì không chỉ chuyển kênh đầu tư mà bán vàng ra để đầu tư cũng là điều rất tốt. Nhưng bán vàng thì phải chọn thời điểm bán, bán lúc giá vàng đang chạm đáy là cách làm ngược.

PV: Nếu đặt 3 thị trường vàng, chứng khoán, bất động sản ngang nhau, dưới góc độ nhà đầu tư, ông sẽ chọn kênh đầu tư nào?

Ông Nguyễn Thanh Trúc: Như tôi đã nói, thị trường vàng hiện không sôi động nên việc đầu tư vào vàng là rất hạn chế. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể tìm kiếm cơ hội tốt hơn ở thị trường chứng khoán, bất động sản bởi rõ ràng 2 thị trường này có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, phải thấy rằng, không phải chứng khoán, bất động sản là không có rủi ro, thậm chí là rủi ro rất lớn. Vậy nên, trước khi đưa quyết định đầu tư phải tính toán kỹ và có phương pháp phòng ngừa.

PV: Sự thay đổi trong nhận thức đầu tư giữa thị trường vàng, chứng khoán và bất động sản có phải là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay hay không?

Ông Nguyễn Thanh Trúc: Giá vàng có xuống thì biên độ của nó cũng không thể xuống như hai thị trường bất động sản và chứng khoán được. Ví dụ vàng có xuống thế nào thì cũng 32-33 triệu đồng/lượng, còn lúc cao nhất thì cũng lên mức gần 49 triệu đồng/lượng, nhưng thời điểm đó là rất ít, còn dao động quanh mức 35-37 triệu đồng/lượng. Có nghĩa nó có xuống thì không đến nỗi xuống một nửa. Còn chứng khoán, bất động sản, đặc biệt là chứng khoán có lúc rớt giá khủng khiếp trong một thời gian rất ngắn. Có những mã chứng khoán mua vào là 70.000 nhưng có lúc đã tụt xuống còn 7.000 đồng. Nhưng đã tụt đến mức 10 lần mà bán cũng khó, còn vàng thì ngược lại, bán lúc nào cũng được. Vậy nên mới có chuyện không chỉ người dân mà nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn vàng để dự trữ.

PV: Ông đánh giá vai trò của vàng hiện nay như thế nào?

Ông Nguyễn Thanh Trúc: Vai trò của thị trường vàng hiện nay không lớn. Nó chỉ có ý nghĩa trong việc tích trữ của người dân. Còn đối với quốc gia, dự trữ vàng cũng rất khiêm tốn. Vai trò của vàng sẽ chỉ phát huy được khi mình huy động được nguồn lực từ vàng trong dân sử dụng vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng như hiện nay, rõ ràng, ta chưa sử dụng được nguồn lực này và đây là sự lãng phí rất lớn đối với nền kinh tế.

Đây là bài toán cấp bách bởi chúng ta rất cần vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư, tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế!

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

CHÍNH SÁCH TIỂN TỆ KHÔNG CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ VÀNG

Giá vàng đã có 12 phiên giao dịch giảm liên tiếp (từ ngày 13 đến 26/7) với mức giảm lên tới hơn 1 triệu đồng/lượng. Đặc biệt, trong ngày 22/7, thị trường vàng đã ghi nhận giá vàng ở mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, ở mức 32,08 - 33,05 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Mức chênh lệch giá vàng trong nước và vàng quốc tế có thời điểm đã lên tới 4,31 triệu đồng/lượng như ngày 23/7.

Giới chuyên gia khi đưa nhận định về diễn biến thị trường vàng đã chỉ ra rằng, giá vàng trong nước sụt giảm trong mấy ngày qua là do tác động của thị trường thế giới. Và những biến động trên thị trường vàng thời gian gần đây sẽ không gây ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ. Điều Ngân hàng Nhà nước cần làm là họ nên linh hoạt theo dõi diễn biến trên thị trường và phải lưu ý vấn đề nhập siêu, cán cân thanh toán, đồng thời yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng.

TS Vũ Đình Ánh - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) khi đề cập tới câu chuyện này cũng khuyến nghị: Hiện nay, nhu cầu giữ, đầu tư vàng của người dân ít hơn trước, các diễn biến lãi suất, tỷ giá hay lạm phát được quản lý… Do vậy, người giữ vàng cần bình tĩnh trước thông tin về giá vàng, tránh bị tác động bởi tâm lý hoặc giới đầu cơ vàng lợi dụng để trục lợi.

Chưa có nhiều cơ hội cho "Lướt sóng", Đầu cơ vàng

Đã 11 phiên giao dịch, giá vàng thế giới và giá vàng trong nước đều giảm, thậm chí có phiên

Vàng giảm giá tác động đến nền kinh tế rất hạn chế

giao dịch đã giảm tới 300-400 ngàn đồng/lượng. Trước những biến động này, nhiều nhà đầu tư cho rằng thị trường đang có sự đầu cơ. Bởi theo lý giải, cách đây 2 năm, trong “cơn điên loạn” của vàng năm 2013, giới chuyên gia cũng như các nhà phân tích, nhà quản lý cho rằng: Chênh lệch giá vàng trên 2,5 triệu đồng/lượng là có hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường!

Xung quanh câu chuyện này, TS Nguyễn Minh Phong đã thẳng thắn đưa quan điểm: Giá vàng những ngày gần đây giảm liên tục và chênh lệch giá vàng vẫn duy trì ở mức cao nhưng cơ hội cho “lướt sóng”, đầu cơ vàng chưa rõ ràng.

Ông Phân tích: Giá vàng khó có xu hướng tăng đột biến trong nửa cuối năm 2015 trước hết do xu hướng sự ổn định và lên giá của đồng đô la Mỹ, cũng như chưa có dấu hiệu tăng lãi suất đồng tiền này, gắn với những thông tin tăng trưởng tích cực nền kinh tế Mỹ. Sự đi ngang của giá dầu trong nửa cuối năm 2015 đồng nghĩa chi phí kinh doanh khó tăng mạnh, giúp các nền kinh tế nhập khẩu dầu duy trì cơ hội tăng trưởng. Lạm phát thấp, lãi suất giảm và giá dầu mỏ đi ngang khiến lợi nhuận nhiều trái phiếu và cổ phiếu tăng lên sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ kết thúc chương trình nới lỏng định lượng sẽ khó làm tăng dòng vốn chảy vào thị trường vàng, khiến giá vàng dù không giảm sâu tiếp, nhưng cũng khó đột biến tăng.

Bên cạnh đó, cũng còn tồn tại nhiều nhân tố ảnh hưởng tới giá vàng, như bất ổn tại Đông Âu, Trung Đông và những quan ngại về tăng trưởng chậm lại, nhất là những chấn động trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc. Khi đã thấm đòn xuống giá cổ phiếu tới gần 30% và làm bốc hơi khoảng 300 tỉ USD chỉ trong khoảng 1 tháng giữa năm 2015, chắc chắn nhiều nhà đầu tư và người dân Trung Quốc sẽ lại tiếp tục quay về thị trường vàng truyền thống. Sự cộng hưởng nhu cầu của hai quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc này sẽ làm tăng tổng cầu, do đó, làm tăng giá vàng trên thế giới một cách đáng kể.

Thị trường vàng trong nước năm 2015 tuy biến động chậm hơn so với giá vàng quốc tế, nhưng cơ bản phản ánh và chịu những tác động cộng hưởng những nhân tố và các động thái trên đây của thị trường vàng thế giới. Đồng thời, thị trường vàng còn đang chịu sự quản lý khá ngặt nghèo của Nhà nước, thiếu sự đa dạng các kênh, công cụ kinh doanh và thiếu cả sự liên thông trực tiếp giữa thị trường vàng trong nước với thế giới. Sự độc quyền nhập khẩu vàng và gia tăng kiểm soát chống đầu cơ và các hoạt động buôn bán trái phép vàng, ngoại hối này khiến chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới thường xuyên ở mức 3-4 triệu đồng/lượng. Trong bối cảnh chênh lệch giá vàng nội - ngoại cao và khan hiếm nguồn cung đó, các hoạt động kinh doanh vàng “lướt sóng” trở nên rủi ro cao, các nhà đầu tư khó phản ứng kịp thời với giá thị trường thế giới bởi không thể chủ động nguồn cung vàng và chịu sự điều tiết giá cả từ Ngân hàng Nhà nước.

Hơn nữa, động lực kinh doanh vàng không mạnh còn do kinh tế vĩ mô đầu năm của Việt Nam khá tích cực, tạo lòng tin vào giá trị tiền đồng và triển vọng kinh tế, với chỉ số GDP 6 tháng tăng cao nhất trong 5 năm qua, lạm phát thấp và tỷ giá khá ổn định; đồng thời, thu nhập của người dân và doanh nghiệp ít đột biến, trong khi lãi suất khá mềm dẻo, có lợi cho người gửi tiền tiết kiệm hơn là giữ vàng. Việc kết thúc trạng thái tín dụng - vàng của các ngân hàng thương mại trước đây đã làm suy giảm mạnh tổng cầu thực về vàng vật chất trên thị trường. Ngay cả tổng cầu ảo về vàng cũng đã giảm thiểu do các cơ quan chức năng tăng cường trấn áp các sàn vàng ảo kinh doanh bất hợp pháp trong thời gian gần đây. Tất cả khiến giao dịch vàng trở nên hiu hắt, khối lượng giao dịch của một số công ty kinh doanh vàng lớn giảm hàng chục lần…

Thanh Ngọc

Năng lượng Mới 443

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC HCM 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC ĐN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Nguyên liệu 9999 - HN 74,500 ▲1250K 75,450 ▲1250K
Nguyên liệu 999 - HN 74,400 ▲1250K 75,350 ▲1250K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Cập nhật: 26/04/2024 21:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.800 ▲800K 75.600 ▲800K
TPHCM - SJC 83.000 ▲700K 85.200 ▲900K
Hà Nội - PNJ 73.800 ▲800K 75.600 ▲800K
Hà Nội - SJC 83.000 ▲700K 85.200 ▲900K
Đà Nẵng - PNJ 73.800 ▲800K 75.600 ▲800K
Đà Nẵng - SJC 83.000 ▲700K 85.200 ▲900K
Miền Tây - PNJ 73.800 ▲800K 75.600 ▲800K
Miền Tây - SJC 83.000 ▲1000K 85.200 ▲900K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.800 ▲800K 75.600 ▲800K
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 ▲700K 85.200 ▲900K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.800 ▲800K
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 ▲700K 85.200 ▲900K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.800 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.700 ▲800K 74.500 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.630 ▲600K 56.030 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.330 ▲460K 43.730 ▲460K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.740 ▲330K 31.140 ▲330K
Cập nhật: 26/04/2024 21:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 ▲80K 7,590 ▲80K
Trang sức 99.9 7,375 ▲80K 7,580 ▲80K
NL 99.99 7,380 ▲80K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360 ▲80K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 ▲80K 7,620 ▲80K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 ▲80K 7,620 ▲80K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 ▲80K 7,620 ▲80K
Miếng SJC Thái Bình 8,320 ▲90K 8,520 ▲90K
Miếng SJC Nghệ An 8,320 ▲90K 8,520 ▲90K
Miếng SJC Hà Nội 8,320 ▲90K 8,520 ▲90K
Cập nhật: 26/04/2024 21:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 ▲1000K 85,200 ▲900K
SJC 5c 83,000 ▲1000K 85,220 ▲900K
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 ▲1000K 85,230 ▲900K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 ▲700K 75,500 ▲700K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 ▲700K 75,600 ▲700K
Nữ Trang 99.99% 73,700 ▲800K 74,700 ▲700K
Nữ Trang 99% 71,960 ▲693K 73,960 ▲693K
Nữ Trang 68% 48,451 ▲476K 50,951 ▲476K
Nữ Trang 41.7% 28,803 ▲292K 31,303 ▲292K
Cập nhật: 26/04/2024 21:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 26/04/2024 21:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,249 16,269 16,869
CAD 18,228 18,238 18,938
CHF 27,226 27,246 28,196
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,549 3,719
EUR #26,278 26,488 27,778
GBP 31,124 31,134 32,304
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 157.32 157.47 167.02
KRW 16.22 16.42 20.22
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,223 2,343
NZD 14,817 14,827 15,407
SEK - 2,247 2,382
SGD 18,053 18,063 18,863
THB 632.7 672.7 700.7
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 26/04/2024 21:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 26/04/2024 21:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 26/04/2024 21:45