Ukraine xây dựng một trang trại điện gió khổng lồ gần Crimea

15:41 | 07/09/2018

1,580 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 6/9, Ukraine đã ký hợp đồng xây dựng một dự án trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất từ ​​trước đến nay ở gần Crimea, với một tập đoàn Na Uy.  
ukraine xay dung mot trang trai dien gio khong lo gan crimeaVì sao Ukraine không rút tàu chiến khỏi Crimea?
ukraine xay dung mot trang trai dien gio khong lo gan crimeaLộ thông tin Nga cung cấp điện cho bán đảo Crimea
ukraine xay dung mot trang trai dien gio khong lo gan crimea
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (trái) và Ngoại trưởng Na Uy Ine Eriksen Soreide ngày 6/9.

Tập đoàn NBT của Na Uy sẽ tài trợ khoảng 450 triệu USD để xây dựng 67 tuabin gió ở Syvach, khu vực đầm phá ở Biển Azov, phía đông bắc của Crimea, vào cuối năm 2019. Thỏa thuận được ký kết giữa Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Ngoại trưởng Na Uy Ine Eriksen Soreide ngày 6/9.

"Chúng tôi coi khoản đầu tư của các bạn là một biểu tượng cho sự đóng góp vào quá trình đòi lại Crimea của chúng tôi", ông Poroshenko phát biểu tại lễ ký.

Việc xây dựng trang trại điện gió này sẽ được thực hiện bởi các công ty Trung Quốc PowerChina Fujian Engineering và Shanghai Electric Power Construction, nhưng tập đoàn Nordex của Đức sẽ cung cấp các tuabin, theo các điều khoản của thỏa thuận.

Trang trại điện gió ngoài khơi này dự kiến ​​sẽ đáp ứng một phần ba nhu cầu điện cho khu vực nông nghiệp và ven biển Kherson (1 triệu dân), theo ước tính của Kiev.

ukraine xay dung mot trang trai dien gio khong lo gan crimea

Năm ngoái, năng lượng tái tạo chiếm hơn 1% sản lượng điện của Ukraine.

Mối quan hệ giữa Kiev và Moscow đang ở mức thấp nhất kể từ sau sự sáp nhập Crimea vào Nga và sự bùng nổ chiến sự ở miền đông Ukraine cách đây bốn năm.

Khu vực dự kiến xây dựng trang trại điện gió của Ukraine hiện cũng thường xuyên xảy ra xung đột. Căng thẳng mới đã nổi lên trong những tháng gần đây ở Biển Azov.

Chính quyền Kiev thân phương Tây đã tìm cách phát triển các nguồn năng lượng mới kể từ khi Ukraine ngừng mua khí đốt của Nga vào năm 2015.

Nh.Thạch

AFP