Ukraine không gia hạn thiết quân luật sau vụ Nga bắt tàu
![]() |
Binh sĩ Ukraine được triển khai gần biên giới Nga. Ảnh: RT. |
"Nếu các lực lượng Nga không vượt qua đường biên giới hành chính ở Crimea để tấn công vào lãnh thổ Ukraine, lệnh thiết quân luật sẽ không được gia hạn. Công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra vào tháng 3/2019 sẽ được bắt đầu theo quyết định của quốc hội", UNIAN ngày 16/12 dẫn tuyên bố của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Lệnh thiết quân luật được Ukraine áp dụng trên 10 tỉnh giáp biên giới với Nga từ ngày 28/11 đến 27/12, sau vụ cảnh sát biển Nga nổ súng bắt ba chiến hạm nước này trên Biển Đen hôm 25/11. Moskva cáo buộc các tàu này xâm phạm lãnh hải và không tuân thủ quy trình, trong khi Kiev cho rằng thủy thủ của họ chỉ đang thực hiện quyền tự do hàng hải theo luật quốc tế và yêu cầu Nga trả tự do cho thủy thủ.
Quy định thiết quân luật cho phép quân đội Ukraine ban hành lệnh giới nghiêm, lập trạm kiểm soát quân sự và hạn chế "quyền tự do đi lại của công dân, người nước ngoài cũng như các phương tiện". Binh sĩ Ukraine tại những trạm kiểm soát được quyền kiểm tra giấy tờ và khám xét tại chỗ người, phương tiện đi qua.
Tuy nhiên, nghị sĩ Ukraine Volodymyr Husak hồi đầu tháng cảnh báo biện pháp này có thể khiến Kiev thiệt hại hàng tỷ USD từ nguồn thu xuất khẩu bởi các quy định quốc tế hiện nay thường cấm xuất nhập khẩu hàng hóa từ những quốc gia áp đặt lệnh thiết quân luật.
Theo VnExpress.net
Ukraine: Rơi máy bay quân sự, phi công thiệt mạng | |
Vì sao Nga từ chối yêu cầu của Mỹ phóng thích thủy thủ Ukraine? | |
Ukraine “sốt ruột” khi phương Tây ngó lơ trừng phạt Nga |
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Sống không cần năng lượng của Nga: EU đang tìm kiếm giải pháp thần kỳ
-
"Xốc lại tinh thần" đoàn kết, châu Âu đẩy nhanh gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Nga, tấn công trực diện hạm đội bóng đêm
-
Nga đẩy nhanh tốc độ khoan dầu chưa từng có trong vòng 5 năm qua
-
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
-
Đại biểu Phạm Văn Hòa: DNNN cần ưu tiên trích lập quỹ đầu tư phát triển, tăng vốn điều lệ
-
Trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong huy động và sử dụng dòng vốn nội bộ
-
Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
-
Tăng cường phân cấp, tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước