Úc từ chối thỏa thuận loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch

14:52 | 09/11/2021

166 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hôm thứ Hai, Úc cho biết họ sẽ tiếp tục bán than trong nhiều thập kỷ sau khi từ chối thỏa thuận loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhằm hạn chế biến đổi khí hậu.
Úc từ chối thỏa thuận loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch
Bộ trưởng Tài nguyên Úc Keith Pitt

Bốn mươi quốc gia đã cam kết loại bỏ dần than trong những thập kỷ tới, tại hội nghị khí hậu quan trọng COP26 ở Glasgow. Úc, cũng như một số quốc gia tiêu thụ than lớn như Trung Quốc và Hoa Kỳ, đã không ký cam kết này.

"Chúng tôi đã nói rất rõ ràng rằng chúng tôi sẽ không đóng cửa các mỏ than hoặc các nhà máy than của chúng tôi", Bộ trưởng Tài nguyên Úc Keith Pitt nói với ABC.

Bảo vệ quyết định của Úc, ông Pitt cho biết than của đất nước ông có chất lượng tốt nhất thế giới. “Và đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ tiếp tục có thị trường trong nhiều thập kỷ tới. Và nếu họ mua, chúng tôi bán", ông Pitt nói.

Bộ trưởng Pitt khẳng định nhu cầu về than phải tăng cho đến năm 2030. "Nếu chúng tôi không giành được thị trường này, người khác sẽ giành được nó. Than là một sản phẩm chất lượng cao của Úc, cung cấp việc làm cho người Úc và xây dựng nền kinh tế Úc, hơn là than từ Indonesia, Nga hay những nơi khác", ông nói thêm.

Úc, một trong những nhà sản xuất than và khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, đã chứng kiến ​​những hiện tượng cực đoan - hạn hán, cháy rừng và lũ lụt - do biến đổi khí hậu trong những năm gần đây.

Úc từ chối thỏa thuận loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch
Khai thác than ở Úc

Chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison đã công bố mục tiêu trung hòa carbon năm 2050 vào tháng trước, nhưng kế hoạch này đã bị chỉ trích vì thiếu chi tiết và thực tế là nó phụ thuộc rất nhiều vào những đổi mới công nghệ chưa được biết đến.

Hội đồng Khoáng sản Úc, đại diện cho các tập đoàn khai thác lớn như BHP và Rio Tinto, đã ước tính rằng mục tiêu năm 2050 có thể đạt được với sự đầu tư lớn vào công nghệ. Theo ông Pitt, gần 300.000 việc làm ở Úc phụ thuộc vào ngành công nghiệp than đá. Về phần mình, Hội đồng Khoáng sản Úc đưa ra con số 50.000 việc làm trực tiếp và 120.000 việc làm gián tiếp.

Các nhóm lớn đảm bảo rằng họ đang không sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất. Liên quan đến vấn đề này, hôm thứ Hai, BHP thông báo rằng họ đã bán 80% cổ phần của mình trong một mỏ than luyện kim ở bang Queensland, phía đông đất nước, cho Stanmore Resources, với số tiền 1,2 tỷ USD.

“Khi thế giới khử cacbon, BHP đang tập trung nhiều hơn vào việc sản xuất than luyện kim chất lượng cao, được các nhà sản xuất thép toàn cầu săn lùng, để cải thiện hiệu quả và giảm lượng khí thải”, Edgar Basto, người đứng đầu bộ phận khai thác của BHP, cho biết trong một tuyên bố.

Trung Quốc đặt mục tiêu hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạchTrung Quốc đặt mục tiêu hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch
BMW dừng sản xuất động cơ dùng nhiên liệu hóa thạch từ năm 2024BMW dừng sản xuất động cơ dùng nhiên liệu hóa thạch từ năm 2024
Nhiên liệu hóa thạch sẽ không mất vị thế trong ngành năng lượng toàn cầuNhiên liệu hóa thạch sẽ không mất vị thế trong ngành năng lượng toàn cầu

Nh.Thạch

AFP