Tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc giảm mạnh

19:00 | 28/10/2019

431 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nếu như tỷ lệ lao động Việt Nam tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng không về nước lên đến 57% vào năm 2012-2013 thì đến nay giảm xuống còn khoảng 25%; tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp giảm còn khoảng 32%.     
ty le lao dong viet nam cu tru bat hop phap tai han quoc giam manhNhật Bản sẽ tuyển dụng nhiều lao động chuyên ngành dịch vụ lưu trú và khách sạn Việt Nam
ty le lao dong viet nam cu tru bat hop phap tai han quoc giam manhChất lượng lao động xuất khẩu Việt Nam còn thấp
ty le lao dong viet nam cu tru bat hop phap tai han quoc giam manhLao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đạt hơn 91 nghìn người

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH), từ năm 2004 theo Bản ghi nhớ giữa Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc trên cơ sở Chương trình cấp phép việc làm của chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS), Việt Nam đã đưa được 101.834 lượt người lao động sang làm việc tại Hàn Quốc.

ty le lao dong viet nam cu tru bat hop phap tai han quoc giam manh
Lao động Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc

Trong đó ngành sản xuất chế tạo 79.750 lao động, ngành xây dựng 7.527 lao động, ngành nông nghiệp 10.271 lao động và ngành ngư nghiệp 4.277 lao động.

Theo quy định của Hàn Quốc, người lao động được làm việc với thời gian hợp đồng tối đa là 4 năm 10 tháng, có thể quay trở lại Hàn Quốc làm việc lần thứ hai.

Người lao động Việt Nam làm việc ở Hàn Quốc chủ yếu trong các ngành sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp, được trả lương và các chế độ phúc lợi bình đẳng như lao động bản địa, hàng tháng được hưởng mức lương cơ bản từ 1.600 - 1.800 USD, chưa bao gồm làm thêm.

Mặc dù vậy, theo Trung tâm lao động ngoài nước, đã có thời kỳ, tình trạng lao động hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc tăng cao dẫn đến việc Hàn Quốc tạm dừng tiếp nhận lao động Việt Nam.

Để giải quyết tình trạng này, trong những năm vừa qua, thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, Trung tâm Lao động ngoài nước đã phối hợp với Cục Quản lý lao động ngoài nước, Sở LĐ-TB&XH các địa phương và các cơ quan liên quan đã triển khai nhiều giải pháp như thông tin truyền thông; tuyên truyền, vận động; tạm dừng tuyển chọn ở những địa phương có tỷ lệ người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc cao.

Ngoài ra, Chương trình EPS còn hạn chế đăng ký dự thi tiếng Hàn đối với những người lao động có thân nhân đang cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc; lao động phải ký quỹ 100 triệu đồng trước khi xuất cảnh; phối hợp tổ chức hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng về nước; tổ chức các cuộc thi người lao động hồi hương thành công để biểu dương các cá nhân điển hình, thành công trong việc khởi nghiệp sau khi về nước.

Với những giải pháp trên, tỷ lệ lao động bất hợp Việt Nam pháp đã giảm mạnh. Cụ thể, vào giai đoạn năm 2012-2013, tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước lên đến 57%, đến nay tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 25%; tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp giảm còn khoảng 32%.

Nguyễn Bách

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc