Từ ngày 11/10, bỏ bài kiểm tra 1 tiết đối với học sinh THCS và THPT

06:27 | 14/09/2020

401 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Từ ngày 11/10, khi Thông tư số 26 do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành có hiệu lực, số đầu điểm kiểm tra, đánh giá đối với học sinh THCS, THPT sẽ giảm bớt. Điểm đáng chú ý mà nhiều thầy cô, học sinh và phụ huynh quan tâm đó là các em học sinh THCS, THPT sẽ được bỏ bài kiểm tra 1 tiết.
Thanh tra việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảoThanh tra việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
Xử lý nghiêm tiêu cực trong hoạt động giáo dục và đào tạoXử lý nghiêm tiêu cực trong hoạt động giáo dục và đào tạo
0251-ha-noi-nong-chuyen-tuyen-sinh-lop-10
Ảnh minh họa

Cụ thể, điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên được tính hệ số 1. Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kỳ tính hệ số 2. Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kỳ tính hệ số 3.

Môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học chỉ còn hai đầu điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Môn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết/năm học có 3 đầu điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Môn học có từ trên 70 tiết/năm học có 4 đầu điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

Trong mỗi học kỳ, một môn học có một điểm kiểm tra đánh giá giữa kỳ và một điểm kiểm tra đánh giá cuối kỳ, không còn điểm 1 tiết.

Điểm trung bình môn học kỳ là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, giữa kỳ và cuối kỳ với các hệ số quy định.

So với quy định hiện hành, tổng số đầu điểm kiểm tra đánh học sinh theo Thông tư 26 đã giảm. Môn nhiều nhất cũng chỉ có 6 đầu điểm.

Theo Thông tư số 26, việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: Hỏi - đáp, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.

Kiểm tra, đánh giá giữa kỳ và kiểm tra cuối kỳ được thực hiện thông qua bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập. Thời gian làm bài kiểm tra đánh giá định kỳ bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa 120 phút. Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định trong chương trình. Đối với bài thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá trước khi thực hiện.

Một điểm mới của thông tư số 26 kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số với các môn học. Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập mô học. Đánh giá bằng điểm số kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn học. Kết quả đánh giá theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.

Việc xét công nhận danh hiệu học sinh cũng có sự thay đổi. Ngoài việc công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm, học sinh tiên tiến còn có học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập.

Điều kiện để được công nhận học sinh giỏi cũng mở rộng khi đưa môn Ngoại ngữ vào vị trí tương xứng với môn Toán, Ngữ văn, nhằm đẩy mạnh việc phát triển năng lực ngoại ngữ cho học sinh phổ thông, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của việc sử dụng ngoại ngữ trong cuộc sống.

Phú Văn