Truy tìm cá nhân sử dụng bằng giả

06:45 | 15/04/2016

918 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
C45 Bộ Công an đang mở rộng điều tra cá nhân mua bằng cấp trong đường dây do Lê Tấn Cường cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. 
truy tim ca nhan su dung bang gia
Lê Tấn Cường.

Ngày 14/4, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45 Bộ Cộng an) vẫn đang mở rộng chuyên án để truy tìm những “khách hàng” mua bằng giả trong đường dây mua bán bằng cấp do Lê Tấn Cường (SN 1986, ngụ quận Thủ Đức, TP HCM) cầm đầu. C45 đã tạm giữ 10 đối tượng trong đường dây làm bằng giả và tiêu thụ tại các tỉnh phía Nam.

Điều tra ban đầu, sáng 13/4, hàng chục trinh sát C45 phối hợp với các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an TP HCM, Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bến Tre đồng loạt ập vào 8 địa điểm. Tại chung cư C6 (Khu Công nghệ cao, quận 9, TP HCM), lực lượng chức năng bắt giữ Lữ Minh Trí, Lữ Minh Tâm, Lê Minh Tuấn, Trần Tư Dũng.

Qua khám xét, tổ công tác thu giữ hàng chục máy in màu, máy scan, laptop, hàng trăm bằng thành phẩm và hàng nghìn phôi bằng, con dấu. Khai thác nhanh, Lê Tấn Cường thừa nhận cầm đầu đường dây in và bán bằng giả qua mạng Internet. Cường trực tiếp nhận “đơn hàng” từ một số đối tượng rồi đưa thông tin cho Trí, Tâm, Tuấn để sản xuất bằng giả.

Các phôi bằng được Cường mua từ Trung Quốc mang về Việt Nam tiêu thụ. Hơn 1 năm hoạt động mua bán phôi bằng giả, Cường nhanh chóng sắm được nhà và xe ô tô. Mỗi ngày, Cường sản xuất được 20 bằng giả và giao cho các đối tượng môi giới. Trung bình hằng tháng, Cường thu lợi bất chính 100 triệu đồng.

Từ những ngày đầu năm 2015, trinh sát của C45 đã nắm bắt thông tin đường dây làm bằng giả có quy mô lớn này. Các đối tượng sử dụng nhiều tên miền để rao bán công khai bằng cấp. Trên các trang mạng, Cường rao bán bằng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, THPT và chứng chỉ tin học, ngoại ngữ các loại. Giá của mỗi văn bằng, chứng chỉ dao động từ 800 ngàn đến 7 triệu đồng.

Để thu hút đại lý thứ cấp, Cường không quên khuyến mãi giảm giá cho người đặt làm với số lượng nhiều. Tháng 2/2016, lãnh đạo Bộ Công an xác lập chuyên án triệt phá đường dây làm bằng cấp giả do Lê Tấn Cường cầm đầu. Nhiều tháng đeo bám đối tượng, các trinh sát nắm bắt rõ quy luật hoạt động của bọn chúng.

Cường rao bán bằng cấp công khai nhưng bí mật giao “hàng” và tiền chỉ trong chớp nhoáng. Khách hàng có nhu cầu mua bằng sẽ liên lạc qua hộp thư điện tử, tin nhắn điện thoại để thỏa thuận thông tin và giá cả.

Đến thời điểm nhận bằng cấp, Cường bất ngờ hẹn đối tượng ở một nơi không báo trước rồi nhanh chóng “biến mất”. Cường cảnh giác nhiều khách hàng lạ và đối với khách hàng ở các tỉnh lân cận thường mua bán theo cách giao bằng cấp rồi chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng.

Đại úy Lường Tiến Quân, Phó Trưởng Phòng 4 Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thông tin, các đối tượng trong đường dây mua bán bằng cấp còn “bao” luôn công chứng cho khách hàng. Bằng giả của Cường làm quan sát bằng mắt thường giống đến 99% so với bằng thật.

Muốn phân biệt phải xác minh bằng hồ sơ gốc và giám định của cơ quan chức năng. 

truy tim ca nhan su dung bang gia

Chủ tịch thị xã Đồng Xoài ‘xài’ bằng tốt nghiệp giả

Nhiều tháng qua, người dân tại tỉnh Bình Phước thắc mắc về việc Chủ tịch thị xã Đồng Xoài có bằng tốt nghiệp cấp 3 giả để theo học một số trường đại học.

truy tim ca nhan su dung bang gia

Ly kỳ vụ án lừa bán bằng giả thu tiền tỉ

Lang thang trên mạng Internet, Trần Tấn Đạt (SN 1992, trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) phát hiện khá nhiều người có nhu cầu mua bán bằng tốt nghiệp đại học. Trong đầu Đạt lập tức nảy ra ý tưởng kiếm tiền từ việc lừa bán các loại văn bằng chứng chỉ… Trong khoảng một năm, hàng trăm người đã sa bẫy của Đạt. Số tiền đối tượng chiếm đoạt lên đến hơn 3 tỉ đồng.

truy tim ca nhan su dung bang gia

Ba giám đốc công ty bảo vệ dùng bằng giả

Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) vừa phá 2 vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức” để thành lập công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tân Châu