Trung Quốc "trảm" hàng loạt quan chức vì yếu kém trong xử lý thảm họa, thiên tai
![]() |
Mưa lớn gây ngập lụt tại Hà Nam, Trung Quốc, ngày 21/7/2021. |
Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết họ đã xem xét cuộc điều tra về thảm họa và xác định rằng một số quan chức, chính quyền cấp tỉnh và cấp địa phương đã vô trách nhiệm.
Nhà chức trách Trung Quốc nói rằng các quan chức thành phố đã "cố tình cản trở" và không báo cáo tới 139 trường hợp. Giới chức thành phố lẽ ra phải cập nhật số người chết hàng ngày nhưng cố ý che giấu hoặc trì hoãn báo cáo những người thiệt mạng và mất tích trong thảm họa.
Bí thư thành ủy Hứa Lập Nghị và Phó bí thư thành ủy Ngô Phúc Dân của TP Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam) đã bị cách chức.
Tân Hoa Xã dẫn kết luận của cuộc điều tra do chính quyền Bắc Kinh dẫn đầu cho biết 2 người vừa nêu nằm trong số 89 quan chức địa phương bị chính quyền trung ương trừng phạt vì xử lý kém trong ứng phó khẩn cấp với lũ lụt.
Chính phủ đánh giá trận lũ lụt ở Hà Nam là tồi tệ nhất kể từ khi Trung Quốc bắt đầu lưu giữ hồ sơ khí tượng.
Được biết, từ ngày 17 đến 23/7/2021, có 398 người chết hoặc mất tích do lũ lụt ở tỉnh Hà Nam, cao hơn gấp 3 lần so với con số được công bố ban đầu. Hơn 14,53 triệu người ở 150 khu vực cấp huyện bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, trên 1,09 triệu ha hoa màu bị thiệt hại và trên 30.600 ngôi nhà bị sập.
11 chủ công ty chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng của Trịnh Châu, bao gồm một tuyến tàu điện ngầm ghi nhận 14 người chết đuối cũng đã bị bắt giữ.
Tại Trung Quốc, các quan chức cấp khu vực và thành phố thường xuyên bị chính quyền trung ương giáng chức do yếu kém trong xử lý các thảm họa, thiên tai.
Nhiều địa phương ở Trung Quốc phát tiền cho người dân ở lại ăn Tết | |
Vì sao Trung Quốc kiên quyết giữ vững chính sách Zero Covid? |
Bình An
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, tránh chồng chéo trong lập quy hoạch