Trung Quốc: Các nhà máy điện đốt than đe dọa mục tiêu "Trung hòa carbon" vào năm 2060
![]() |
Trước sự ngạc nhiên của mọi người, vào tháng 9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết trong một bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng đất nước của ông, vào năm 2060, sẽ hấp thụ tối đa lượng khí carbon thải ra. Nhưng một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) có trụ sở tại Helsinki cho thấy rằng tình trạng thừa công suất của các nhà máy điện than hiện có và các nhà máy mới đang được xây dựng sẽ làm suy yếu mục tiêu đó.
Tổ chức này kêu gọi chính phủ Trung Quốc chấm dứt tất cả các nhà máy nhiệt điện than mới được lên kế hoạch từ năm 2020 và tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng của điện gió và mặt trời trong vòng 10 năm tới. Nghiên cứu lưu ý rằng Trung Quốc nên đặt mục tiêu giảm công suất các nhà máy nhiệt điện than xuống còn khoảng 680 gigawatt vào năm 2030, thay vì mục tiêu hiện tại là tăng chúng lên 1.300 gigawatt.
Trong trường hợp không có các biện pháp thích hợp, các nhà nghiên cứu ước tính rằng mức độ carbon dioxide thải ra từ gã khổng lồ châu Á sẽ khó giảm so với năm 2020. "Ngành sản xuất điện đạt phải đạt mức không phát thải càng nhanh càng tốt", báo cáo viết.
Ngoài lời hứa về "trung hòa carbon", ông Tập Cận Bình hồi tháng 9 còn đảm bảo rằng đất nước của ông sẽ đạt mức cao nhất về lượng khí thải từ nay đến năm 2030. Nhưng lượng khí thải này cần được giảm ngay lập tức ở các nhà máy điện than của Trung Quốc, nghiên cứu lưu ý. "Nếu mức tiêu thụ than này tiếp tục giảm đáng kể, thì việc đạt được đỉnh về lượng khí thải carbon trước năm 2030 là hoàn toàn có thể đạt được", Yuan Jiahai, giáo sư tại Đại học Năng lượng Trung Quốc, cho biết trong báo cáo.
Tuyên bố của ông Tập Cận Bình vào tháng 9 gây bất ngờ khi Trung Quốc, vì thiếu các nguồn năng lượng khác, đã phụ thuộc rất nhiều vào than trong những thập kỷ gần đây để đảm bảo sản xuất điện và phát triển kinh tế.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Thách thức "cản đường" Trung Quốc trong cuộc chiến pháp lý toàn cầu
-
Phương Tây ồ ạt điều chiến hạm tới Biển Đông thách thức Trung Quốc
-
Amcham: 95% doanh nghiệp không có ý định rời khỏi Trung Quốc
-
Châu Âu tìm phương án đối phó nếu Trung Quốc "vũ khí hóa" đất hiếm
-
Iraq quyết định không thực hiện Thỏa thuận bán dầu với Trung Quốc do giá dầu tăng
-
Trung Quốc thắt chặt cho vay online, giáng đòn mới vào công ty của Jack Ma
- Việt Nam thuộc top 3 về chuyển đổi năng lượng tái tạo trong khu vực
- Rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời
- Ngành hàng không sẽ thực hiện chuyển đổi sang năng lượng “xanh” như thế nào?
- Vương quốc Anh sẽ đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo tại Việt Nam
- Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử
- T&T Group tạo đột phá trong phát triển các dự án năng lượng tái tạo
- Viettel Construction trao tặng hệ thống điện mặt trời tại Trường Tiểu học Thải Giàng Phố
- Nhiều vướng mắc trong cấp vốn cho các dự án năng lượng xanh
- Viettel Construction bàn giao dự án năng lượng mặt trời 10 MWp tại Long An
- Sắp khánh thành một dự án điện mặt trời công suất lớn tại Long An
- Tôn vinh 20 “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ III