Trưng bày, tọa đàm báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc

06:22 | 21/04/2021

144 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 20/4 tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề và tọa đàm “Báo chí Việt Nam 1946-1976: Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc”.
Trưng bày các ấn phẩm và tác phẩm ảnh báo chí tiêu biểuTrưng bày các ấn phẩm và tác phẩm ảnh báo chí tiêu biểu
Ra mắt sách “Thời cuộc và văn hoá”Ra mắt sách “Thời cuộc và văn hoá”
Khai mạc Đại hội lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam (nhiệm kỳ 2015-2020)Khai mạc Đại hội lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam (nhiệm kỳ 2015-2020)
Cuộc thi tác phẩm báo chí viết về ngành Dầu khíCuộc thi tác phẩm báo chí viết về ngành Dầu khí

Đây là một trong những hoạt động nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên (1946-2021), 72 năm Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (4/1949 - 4/2021); 71 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (4/1950 - 4/2021); hướng tới Đại hội lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam.

Trưng bày, tọa đàm báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc
Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày

Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam Trần Kim Hoa khẳng định: Báo chí chiến khu là sự độc đáo tự hào của báo chí cách mạng Việt Nam. Do hoàn cảnh đặc biệt của đất nước, lịch sử cách mạng Việt Nam và lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam đã ghi nhận về sự ra đời và đóng góp của những hoạt động báo chí tại địa bàn các vùng chiến khu cách mạng.

Trưng bày chuyên đề và tọa đàm “Báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc” được nghiên cứu và khai thác, tái dựng với tính chất gợi mở về một giai đoạn lịch sử gắn liền với một số hoạt động và sự kiện báo chí tiêu biểu. Đây là những sự kiện gắn liền với Thủ đô Hà Nội năm 1946 đầy bão tố, thù trong giặc ngoài, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh 75 năm trước và cuộc kháng chiến “9 năm làm một Điện Biên”, trong đó báo chí cách mạng thực sự đã có một bước trưởng thành và lớn mạnh vượt bậc ngay trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của cuộc chiến tranh vệ quốc, trên cơ sở những tư liệu, hiện vật là di sản báo chí vô giá gây dựng và để lại từ lao động sáng tạo và sự cống hiến, hi sinh của cả một thế hệ nhà báo - chiến sĩ.

Với cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (6/1/1946) và Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), báo chí Việt Nam đã nỗ lực thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tuyên truyền và đấu tranh cách mạng, góp phần đem đến thành công của hai sự kiện trên. Có thể thấy, những bài viết, bài phóng sự, bài phỏng vấn và những hình ảnh đăng trên báo Quốc hội đã cho công chúng được chứng kiến và hình dung rõ nét hơn không khí sôi nổi, tự hào của đất nước trong thời điểm này.

Trưng bày, tọa đàm báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc
Các tờ báo trưng bày tại triển lãm

Triển lãm và tọa đàm cũng giúp công chúng tìm hiểu rõ hơn về Việt Bắc - cái nôi của Báo chí Cách mạng. Từ 1947, Việt Bắc trở thành Thủ đô kháng chiến, nơi quy tụ các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước. Tại đây, nhiều cơ quan báo chí lớn từ Hà Nội đã di chuyển trụ sở lên, một số cơ quan báo chí lớn và nhiều báo chí khác chính thức ra đời và đi vào hoạt động. Hội Nhà báo Việt Nam ra đời. Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - Cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất được thành lập. Có thể kể những cái tên rất lớn, rất ấn tượng trong làng báo Việt Nam, đã xuất bản số đầu tiên ngay giữa chiến khu và đến với rộng rãi công chúng thời kỳ này như báo Nhân Dân, báo Quân đội Nhân dân, báo Công an mới…

Trưng bày, tọa đàm báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc
Phiên bản báo Quốc hội và báo Vì nước giai đoạn 1946-1954

Bên cạnh đó, trưng bày cũng cho người xem thấy rõ hơn những hình ảnh sinh động, trung thực về đời sống kháng chiến qua ống kính các nhà nhiếp ảnh từ Hà Nội gồng gánh lên chiến khu, không chỉ tạo nguồn ảnh thời sự cho báo chí chiến khu mà còn cung cấp những tư liệu ảnh vô giá. Có người mở cả hiệu ảnh ở chiến khu như hiệu ảnh của nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu… Hay độc đáo không đâu có, chính là câu chuyện làm báo tại chiến trường Điện Biên Phủ, tòa soạn báo hoạt động ngay cạnh các chiến hào và sát cánh với bộ đội. 33 số báo đã ra đời giữa chiến trường chính là một huyền tích có thật của báo chí kháng chiến.

Trưng bày, tọa đàm báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc
Các đại biểu tham quan trưng bày

Trong khuôn khổ tọa đàm, những nhà báo lão thành cũng là những nhân chứng lịch sử của báo chí kháng chiến, như các nhà báo Hà Đăng, Thái Duy, Nguyễn Khắc Tiếp… đã chia sẻ nhiều kỷ niệm về thời kỳ làm báo Cứu quốc; làm báo Tết ở Liên khu V; làm báo thông tấn thời kỳ đầu kháng chiến và làm báo tại mặt trận Điện Biên Phủ…

Bày tỏ xúc động khi được xem những tư liệu quý và được nghe các nhà báo lão thành, nhân chứng lịch sử chia sẻ tại chương trình, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi nhấn mạnh, đó là tất cả là những câu chuyện vô cùng tự hào về báo chí cách mạng Việt Nam trong một thời kỳ gian khó ở một địa bàn đặc biệt là chiến khu Việt Bắc.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi mong muốn các nhà báo, đặc biệt là những nhà báo lão thành tiếp tục có những đóng góp bằng những câu chuyện xúc động để kể cho thế hệ hôm nay thêm trân trọng, tự hào về nghề của mình. Được nghe trực tiếp những câu chuyện làm báo chiến trường của các nhà báo lão thành là điều hết sức quý giá. Ông cũng mong muốn Bảo tàng Báo chí Việt Nam tiếp tục có sự kết nối, sưu tầm tư liệu dày dặn hơn về các thời kỳ làm báo khác nhau để làm dày thêm truyền thống đáng tự hào của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Phú Văn