Trồng cây trung hòa carbon hướng đến Net Zero

17:52 | 26/11/2022

269 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Việc hợp tác triển khai hoạt động trồng cây để trung hòa carbon hướng đến Net Zezo giai đoạn 2023-2027 giữa Báo Tài nguyên và Môi trường và Công ty Vinamilk sẽ góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, tăng độ che phủ rừng trên cả nước và hỗ trợ tạo sinh kế cho người dân.
Trồng cây trung hòa carbon hướng đến Net Zero
Lễ ký biên bản hợp tác triển khai hoạt động trồng cây để trung hòa các-bon, hướng đến Net Zezo giai đoạn 2023-2027

Hoạt động trồng cây để trung hòa Carbon hướng đến Net Zero nhằm hưởng ứng và mong muốn đồng hành cùng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu, giảm và cân bằng carbon trong không khí, tăng độ che phủ rừng trên cả nước và hỗ trợ tạo sinh kế cho người dân.

Ngoài trồng cây, hai bên sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động bên lề khác nhằm truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, về tầm quan trọng của cây xanh trong việc giảm thiểu lượng khí CO2 trong khí quyển, từ đó, thay đổi hành vi, thói quen tiêu dùng, ứng xử thân thiện với môi trường, sống xanh và chan hòa với thiên nhiên, vì một môi trường sống trong lành, an toàn và bền vững.

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Hoàng Mạnh Hà - Tổng Biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường chia sẻ: Hoạt động trồng cây để trung hòa carbon, hướng đến Net Zero là dự án hợp tác ý nghĩa. Theo đó, chương trình sẽ được quản lý, giám sát một cách hệ thống, bài bản và chuyên nghiệp từ khâu khảo sát, đánh giá tiền khả thi đến khâu lập kế hoạch trồng chi tiết, lên phương án chăm sóc và bảo vệ cây, lập báo cáo phân tích và đo đạc số liệu về lượng khí CO2 được hấp thụ, kiểm kê khí nhà kính…

Nhiều quốc gia và tổ chức môi trường đã xác định trồng rừng, trồng thêm cây xanh là giải pháp hiệu quả và cấp thiết để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Tại Việt Nam, trồng thêm cây xanh, trồng rừng cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu để chống lại tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời, cải thiện cảnh quan, nâng cao chất lượng sống cho người dân và hướng đến phát triển bền vững.

Để giảm nhanh khí thải gây hiệu ứng nhà kính, trong đó, có khí carbon dioxide (CO2) thì trồng cây được xem là giải pháp cấp thiết được nhiều quốc gia triển khai. Với đặc tính sinh trưởng tự nhiên, cây xanh có khả năng hấp thụ lượng lớn khí CO2 qua quá trình quang hợp. Ngoài CO2, cây xanh còn có khả năng hấp thụ các chất độc hại khác từ không khí như SO2, Clo, NH3, HCL… Bên cạnh đó, cây xanh còn có thể hấp thụ, chuyển hóa nhiều chất độc hại trong đất và nguồn nước.

Trồng cây trung hòa carbon hướng đến Net Zero
Lễ trao tặng cây Hạnh phúc

Thay mặt lãnh đạo Bộ TN&MT, Thứ trưởng Lê Công Thành ghi nhận và đánh giá cao sáng kiến, cam kết của Báo Tài nguyên và Môi trường và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam trong việc trồng cây để trung hòa carbon hướng đến Net Zero giai đoạn 2023 - 2027.

Thứ trưởng tin tưởng rằng, với những định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, Chính phủ, sự nỗ lực của các Bộ, Ngành, các cấp chính quyền, sự chung tay hành động xã hội, doanh nghiệp, Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành tựu trong việc giảm phát thải khí nhà kính, góp phần chung tay và hưởng ứng các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại các Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho biết, Bộ TN&MT đã và đang đề xuất với Chính phủ sớm ban hành một loạt các văn bản pháp lý quan trọng, làm cơ sở triển khai như: Nghị định quy định giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone; Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia để triển khai thực hiện; Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam… Đây là những văn bản pháp lý, công cụ để thực hiện các cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam. Cùng với đó, Bộ TN&MT đề nghị các Bộ, ngành, địa phương rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan phù hợp với mục tiêu đưa mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và các cam kết được Thủ tướng Chính phủ tuyên bố tại Hội nghị COP26.

N.H

"Không vì phát triển kinh tế đơn thuần, trước mắt mà hy sinh môi trường"
Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanhĐẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Hơn 11 triệu USD giảm thiểu ô nhiễm tại Việt NamHơn 11 triệu USD giảm thiểu ô nhiễm tại Việt Nam

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan