Triển khai giải pháp triệt để tiết kiệm chi thường xuyên
Năm 2019, Quốc hội thông qua dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) với tổng số thu là hơn 1,4 triệu tỷ đồng, tổng số chi là trên 1,63 triệu tỷ đồng. Mức bội chi NSNN là 222.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Để tiết kiệm chi thường xuyên, Bộ Tài chính cũng đã yêu cầu các bộ, ngành tự làm lương. Ngoài ra, cần chủ động sắp xếp, điều chuyển xe công giữa các đơn vị, hạn chế đến mức thấp nhất kinh phí mua xe công.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Từ năm 2017, đã đưa tối đa các khoản chi thường xuyên chung của các bộ, cơ quan trung ương vào định mức nhằm phân bổ ngân sách công bằng hơn, hạn chế xin - cho. Thực hiện giảm một phần kinh phí hỗ trợ các lĩnh vực giáo dục, y tế theo lộ trình kết cấu chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp công.
Lũy kế từ năm 2017-2019, đã cắt giảm gần 3.500 tỷ đồng chi thường xuyên NSNN trên cơ sở thực hiện lộ trình tăng giá, phí lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, lĩnh vực y tế. Riêng năm 2019, triển khai các Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6, Bộ Tài chính đã tham mưu các cấp thẩm quyền đề nghị các bộ, ngành, địa phương dành ra trên 10.000 tỷ đồng chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, cơ cấu lại chi ngân sách...
Trong điều hành, Bộ Tài chính đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triệt để tiết kiệm kinh phí, giảm tối đa hội nghị, hội thảo, khánh tiết, khởi công, khánh thành công trình, đoàn ra, đoàn vào; không ban hành chính sách chi khi không có nguồn lực đảm bảo; hạn chế tối đa bổ sung dự toán, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nguồn NSNN hàng năm theo đúng quy định của Luật NSNN.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Tuấn Anh cho biết, nhằm đảm bảo bền vững tài khoá, Quốc hội đã có Nghị quyết yêu cầu giảm thâm hụt ngân sách và đưa mức bội chi ngân sách cho cả giai đoạn 2016-2020 không quá 3,9% GDP, phấn đấu năm 2020 không quá 3,5% GDP.
“Để đạt được mục tiêu này, cần có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để tăng cường huy động thu, tái cơ cấu chi tiêu, sử dụng hiệu quả các tài sản hiện có, quản lý nợ công và giám sát rủi ro một cách chủ động hơn, cả ở Trung ương và địa phương”, Thứ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.
M.T
![]() |
![]() |
![]() |
-
Đề xuất tiếp tục miễn lệ phí trước bạ cho ô tô điện đến năm 2027
-
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 đạt hơn 2 triệu tỷ đồng, vượt 19% dự toán
-
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô vượt 14,5% dự toán trong 11 tháng
-
Quản lý tài chính công của Việt Nam đã cải thiện sự minh bạch
-
Thu ngân sách nhà nước từ dầu thô vượt 6,2% dự toán trong 10 tháng 2024
-
Giá vàng hôm nay (15/4): Thị trường thế giới giảm mạnh
-
Nghiên cứu, sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước
-
Hội đồng Vàng thế giới: Dòng tiền đầu tư đang chảy mạnh vào vàng
-
PVcomBank và Bệnh viện An Bình ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
-
PVcomBank ký kết hợp tác toàn diện với bệnh viện và trường đại học tại tỉnh Long An