Phán quyết của tòa là cơ sở để 'dẹp loạn' ở trường Hoa Sen

09:47 | 27/04/2016

5,041 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sau phiên xử sơ thẩm vào tháng 10/2015, bị tuyên thua cuộc, lãnh đạo trường Hoa Sen mà đứng đầu là bà Bùi Trân Phượng đã kháng cáo. Vụ việc lùm xùm đến tận bây giờ và những rắc rối này sẽ được giải quyết trong phiên phúc thẩm sẽ diễn ra vào ngày mai 28/4.  

Suốt hơn 2 năm xảy ra tranh chấp nhưng sự việc lùm xùm ở ĐH Hoa Sen vẫn chưa đi đến hồi kết. Sự việc này cộng với việc “đá bóng” trách nhiệm ở ĐH Hoa Sen đang dấy lên một mối lo ngại cho các nhà đầu tư giáo dục.

Xuất phát từ những mập mờ trong chi tiêu tài chính, mà tranh chấp giữa ĐH Hoa Sen với hai công ty cổ phần Co-Ordinate và Công ty Cổ phần Iconnect diễn ra suốt một thời gian dài.  

Ngày 29/09/2015, tòa đã xử và kết luận việc ĐH Hoa Sen tự ý điều chỉnh cổ phần của Công ty cổ phần I-Connect và công ty cổ phần Co-Ordinate mà không có sự đồng ý của các cổ đông là không có căn cứ và bất hợp pháp.

tranh chap o dh hoa sen co quan dieu tra can vao cuoc
Đại học Hoa Sen

Do đó phán quyết sơ thẩm của Tòa cho rằng: ĐH Hoa Sen phải thanh toán số tiền tạm ứng cổ tức năm học 2013-2014 cho công ty Iconnect theo đúng cổ phần Iconnect đang sở hữu là 2.487.295 cổ phần (tương đương 26,50% vốn điều lệ) với số tiền là 1.940.090.100 đồng và tiền lãi là 111.070.158 đồng. Tổng cộng là 2.051.160.258đồng.

Tiếp đó, ĐH Hoa Sen cũng phải thanh toán số tiền tạm ứng cổ tức năm học 2013-2014 còn thiếu cho Công tycổ phần Co-Ordinate theo đúng cổ phần công ty đang sỡ hữu là 629.419 cổ phần (tương đương 7,38% vốn điều lệ) với số tiền là 58.049.940 đồng và tiền lãi là 3.323.359 đồng. Tổng cộng là 61.373.299 đồng.

Thế nhưng, BGH Trường ĐH Hoa Sen vẫn cố tình “phớt lờ”. Thậm chí còn làm đơn kháng cáo.

Đáng nói là, ngày 27/01/2016 Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP.HCM đã mở phiên xét xử phúc thẩm nhưng ĐH Hoa Sen lại xin hoãn với lý do là Luật sư vắng mặt.

Liệu đây có phải là chiêu bài của BGH trường ĐH Hoa Sen?

Nên nhớ đã nhiều lần BGH trường ĐH Hoa Sen đã bị các cổ đông tố cáo mập mờ trong vấn đề tài chính. Cụ thể, theo yêu cầu của các cổ đông nắm giữ trên 30% cổ phần, các báo cáo tài chính và thuế của ĐH Hoa Sen do Hiệu trưởng Bùi Trân Phượng ký trong các năm qua đều thể hiện nhiều khuất tất cần phải làm rõ. Như việc tự ý thay đổi nhà cung cấp, nhà phân phối vật tư trong dự án xây dựng tòa nhà của trường, không tuân theo quy trình hiện hành.

Hay việc bị phát giác che giấu 119 tỷ đồng lợi nhuận từ năm 2010 cho đến 2013, việc chuyển doanh thu hơn 16 tỷ đồng từ ĐH Hoa Sen sang công ty TNHH Nhà hành khách sạn và du lịch Vĩnh An do một người trong trường Hoa Sen làm chủ.

Đến việc xử lý tài chính không minh bạch, làm thâm hụt cổ tức của cổ đông. Chưa kể trong suốt một thời gian dài bà Phượng đã cơ cấu quyền lực của mình khi tự ý có quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm bộ máy vận hành trường một cách vô tội vạ.

Với những gì đã diễn ra, dư luận có quyền nghi ngờ về những gì mà lãnh đạo ĐH Hoa Sen đang cố tình che giấu!

Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy việc ông Trần Văn Tạo, chủ tịch HĐQT trường ĐHHS tự ý chuyển số cổ phần của một số cổ đông, trong đó có công ty cổ phần I-Connect và công ty cổ phần Co-ordinate về lại ĐHHS ngay ngày 01/08/2014, tức là đúng 1 ngày trước Đại hội đồng cổ đông bất thường (ĐHĐCĐBT) ngày 02/08/2014 đúng 1 ngày, là nhằm giảm túc số cổ phiếu trong ĐHĐCĐBT xuống còn 59,2%, để làm cho ĐHĐCĐBT không hợp lệ (dưới 65%). Nhưng kết luận của Tòa là việc tự ý chuyển đổi cổ phiếu, giảm số cổ phiếu của công ty cổ phần I-Connect và công ty cổ phần Co-Ordinate xuống là bất hợp pháp.

Rõ ràng, những hành động liên tiếp của ban lãnh đạo đương nhiêm trường ĐHHS, bao gồm ông Trần Văn Tạo và bà Bùi Trân Phượng là nhằm tạo ra tranh chấp để cố tình che giấu những sai phạm của mình. Bên cạnh đó, việc Ban giám hiệu ĐHHS chủ động đi kiện nhưng lại liên tục sử dụng nhiều chiêu trò kéo dài và né tránh ra tòa, ngoài việc che dấu các sai phạm rõ ràng của mình và trốn tránh chịu trách nhiệm trước pháp luật thì động cơ của việc kéo dài này ngoài việc để được tại vị còn âm mưu gì nữa đang diễn ra ở ĐHHS?

Có thể nói, kết quả của phiên xử Phúc thẩm sẽ là cơ sở để dư luận nhìn rõ và chính xác bản chất thật sự của việc tranh chấp này. Đây cũng là cơ sở pháp lý để các cấp lãnh đạo sớm công nhận HĐQT được bầu hợp pháp từ ĐHĐCĐ bất thường ngày 02/08/2014.

Nguyên tắc ứng xử hàng đầu trong bất kỳ xã hội phát triển nào là mọi công dân và tổ chức phải tuân thủ pháp luật và giải quyết mâu thuẫn dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành. Đến đây, câu hỏi đặt ra là liệu bà Bùi Trân Phượng còn có thể sử dụng chiêu bài gì khác coi thường pháp luật, trốn phiên toà phúc thẩm sắp diễn ra nữam, nhằm né tránh trách nhiệm trước các sai phạm của mình nữa hay không?

Đáp án sẽ nằm ở phiên xét xử phúc thẩm diễn ra vào sáng ngày mai 28/04/2016.

Huy An

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.