Tổng hợp kiến nghị của công nhân lao động nhân Tháng công nhân
Theo đó, để chuẩn bị nội dung chương trình, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐ Việt Nam) đề nghị các Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố; các Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tổ chức nghiên cứu, nắm bắt, tổng hợp đề xuất, kiến nghị của đoàn viên, người lao động, nhất là công nhân lao động khu công nghiệp với Đảng, Nhà nước.
![]() |
Nữ công nhân ngành dệt may |
Thời gian tiến hành lấy ý kiến từ ngày 16 đến 21/5/2022. Báo cáo tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của công nhân lao động theo từng nhóm vấn đề đối với từng chủ thể gửi về Tổng LĐLĐ Việt Nam trước 12h ngày 23/5/2022.
Một số nhóm vấn đề tập trung đề xuất, kiến nghị như: Công tác chăm lo bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động; quan tâm giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách của công nhân lao động (nhà ở, nhà trẻ, nơi sinh hoạt văn hóa, nơi khám chữa bệnh, tín dụng cho công nhân…); việc học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp cho công nhân; hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo điều kiện để công nhân nỗ lực trong lao động sản xuất…
Theo tính toán của Tổng LĐLĐ Việt Nam, công nhân lao động trong doanh nghiệp hiện nay chỉ chiếm khoảng 15% dân số và khoảng 27% lực lượng lao động xã hội, nhưng đã đóng góp trên 75% ngân sách và trên 65% GDP của cả nước.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc, cấp bách kéo dài với công nhân chưa được quan tâm, giải quyết thỏa đáng, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động.
![]() |
Nguyên Thủ tướng nay là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ăn cơm cùng công nhân lao động Công ty TaeKwang Vina (KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai) năm 2017 |
Theo báo cáo tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của công nhân lao động năm 2022 do Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện trong tháng 3/2022 cho thấy, cuộc sống công nhân lao động còn nhiều khó khăn, nếu không làm thêm giờ, tiền lương cơ bản của công nhân chỉ ở mức trung bình 4,92 triệu đồng/tháng.
Đáng chú ý, công nhân ở một số ngành, lĩnh vực phải làm thêm giờ nhiều, có khi lên đến 60-70 giờ/tháng, như ngành dệt may, điện tử, da giày, chế biến thuỷ hải sản, sản xuất gỗ… Lương thấp cũng ảnh hưởng tới quyết định lập gia đình của nhiều lao động do e ngại không đảm bảo trang trải cho cuộc sống gia đình sau này.
M.C
-
Hà Nội: Khách hàng thích thú khi được robot phục vụ đồ uống, chụp ảnh check-in
-
Người lao động là "chiến sĩ tiên phong" trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo
-
[VIDEO] Người lao động Petrovietnam nêu cao tinh thần sáng tạo, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
-
Petrovietnam hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025
-
Quảng Ngãi: Tuyến đường hơn 30 tỷ thành... nơi phơi lúa
-
Quảng Ngãi: Cá voi nặng hơn 1 tấn trôi dạt vào bờ
-
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm quản lý, vận hành trung tâm cai nghiện và công tác cai nghiện với CHDCND Lào
-
Lòng xe điếu - Từ đặc sản hiếm thành cơn sốt mạng xã hội
-
Hải Phòng: Chủ động phòng ngừa, đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động