Tin tức kinh tế ngày 20/08: VITAS đề nghị giảm 30% giá điện
Tổng kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam, UAE đạt 3,1 tỷ USD
![]() |
Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và UAE trong 7 tháng năm 2021 đạt gần 3,1 tỷ USD, tăng khoảng 37,8 % so với cùng kỳ năm trước. |
Theo số liệu mới nhất của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và UAE trong 7 tháng năm 2021 đạt gần 3,1 tỷ USD, tăng khoảng 37,8 % so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE đạt xấp xỉ 2,8 tỷ USD, tăng 40,8% và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ UAE đạt trên 286 triệu USD, tăng 13,3%. Về cơ cấu hàng xuất khẩu, điện thoại di động và linh kiện vẫn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 1,85 tỷ USD, tăng 48,1% so với cùng kỳ. Tiếp theo là các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 246,4 triệu USD, tăng 17,4%); máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng (đạt 148,1 triệu USD, tăng 43,1%)…
Các sản phẩm có tốc độ tăng trưởng tốt nhất bao gồm: hạt điều đạt xấp xỉ 23 triệu USD, tăng 200%; hạt tiêu đạt gần 40 triệu USD, tăng 185%...
VITAS đề nghị giảm 30% giá điện
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đề nghị giảm giá 30% giá điện cho những doanh nghiệp nằm trong số ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỷ USD.
Riêng về phương án giảm giá điện, Hiệp hội Dệt may cho rằng, dự thảo Nghị quyết viết không đầy đủ và rõ ràng tại điểm c khi nêu: "Bộ Công Thương: Nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2021 về việc giảm giá điện cho các kho chứa hàng hóa của các doanh nghiệp logistics, chế biến nông - lâm - thủy sản và một số ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỷ USD". Thay vào đó, theo Hiệp hội này, cần nêu rõ "đề nghị quy định về việc giảm giá điện". Hiệp hội Dệt may cũng đề nghị giảm giá 30% giá điện cho những doanh nghiệp nêu trên cho đến hết năm nay. "Có như vậy mới đúng tinh thần của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp thu kiến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp trong hội nghị đối thoại với Thủ tướng ngày 8/8", đại diện Vitas cho hay.
Giá cước container tăng gấp 4, doanh nghiệp than khó
Trước đây, mỗi container hàng hóa của doanh nghiệp có giá vận chuyển chỉ 70-100 triệu đồng thì đến hiện tại tăng lên mức 260-330 triệu đồng. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chịu tác động của dịch Covid-19, phía Bộ Công Thương cho biết đang đề xuất giảm phí lưu container, lưu kho, lưu bãi cho hàng hóa ở cảng biển và các trung tâm logistics cho các doanh nghiệp.
Cụ thể, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã có công văn số 4812/BCT-XNK ngày 10/8 gửi Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, các đơn vị quản lý, khai thác cảng biển, doanh nghiệp vận tải biển (hãng tàu), trung tâm logistics xem xét giảm phí lưu container, lưu kho, lưu bãi về việc giảm phí lưu container, lưu kho, lưu bãi.
Khuyến cáo DN xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới
Bộ Công Thương đã có những khuyến cáo với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Theo Bộ Công Thương, trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các cơ quan quản lý cửa khẩu của cả Trung Quốc và Việt Nam đều đã phải tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Cho tới nay, nhờ nỗ lực của cả hai bên, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa về cơ bản vẫn được duy trì nhưng tiến độ thông quan không được như trước đây do phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn phòng dịch. Từ thực tiễn cho thấy hàng hóa xuất khẩu chính ngạch có khả năng thông quan thuận lợi hơn rất nhiều so với hàng hóa vận chuyển lên biên giới để xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân tại các cặp chợ đường biên. Trường hợp vì lý do khách quan nên chưa thể chuyển ngay sang xuất khẩu chính ngạch, Bộ Công Thương đề nghị chỉ vận chuyển hàng lên biên giới khi đã có thỏa thuận với khách mua hàng (địa chỉ tiêu thụ rõ ràng).
Thanh khoản chứng khoán đạt kỷ lục hơn 2,1 tỷ USD
Trong phiên giao dịch ngày 20/8, thanh khoản thị trường chứng khoán Việt Nam lập kỷ lục mới với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 48.300 tỷ đồng, tương đương 2,1 tỷ USD.
Trên sàn HOSE, khối lượng giao dịch đạt hơn 1,2 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị gần 38.300 tỷ đồng. Đây cũng là mức thanh khoản kỷ lục của sàn này. Trên sàn HNX, khối lượng giao dịch đạt hơn 280 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 7.000 tỷ đồng. Tại thị trường UPCOM, giá trị giao dịch cũng đạt tới hơn 3.105 tỷ đồng. Tiếp đà giảm phiên sáng, đến phiên chiều các chỉ số nới rộng đà giảm. Cụ thể, VN-Index giảm 45,42 điểm xuống 1.329,43 điểm; HNX-Index giảm 8,01 điểm xuống 338,06 điểm. UPCOM- Index giảm 2,01 điểm xuống 92,7 điểm. Toàn thị trường chỉ còn 255 mã tăng giá, trong khi có tới 688 mã giảm giá và 658 mã đứng giá. Trong phiên chiều nay, VIC nới rộng thêm đà giảm xuống sát giá sàn, với mức 6,1%. Đây là cổ phiếu vốn hóa lớn hàng đầu thị trường nên tác động tiêu cực lên chỉ số VN-Index.
M.C
-
Tin tức kinh tế ngày 8/4: Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới
-
Tin tức kinh tế ngày 5/4: Standard Chartered nâng dự báo tăng trưởng GDP quý I lên 7,7%
-
Hoàn thuế GTGT tăng 8% so với cùng kỳ
-
Tin tức kinh tế ngày 4/4: Xuất khẩu cà phê lần đầu vượt mốc 1 tỷ USD trong một tháng
-
Tin tức kinh tế ngày 3/4: Giá USD ngân hàng lên mức cao nhất từ trước tới nay
-
Tổng thống Trump: Trung Quốc sẽ phải ký thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ
-
PVcomBank ký kết hợp tác toàn diện với bệnh viện và trường đại học tại tỉnh Long An
-
Vì sao Trung Quốc thống trị thị trường điện gió toàn cầu?
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 9/4: EU phải mua 350 tỷ USD hàng hóa năng lượng từ Mỹ
-
Tin tức kinh tế ngày 8/4: Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới