Tin tức kinh tế ngày 19/08: Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 8 giảm 5,31 tỷ USD
Thủ tướng: Quy hoạch phải đi trước một bước
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác quy hoạch ngày 19/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ phải xem lập quy hoạch là nhiệm vụ chính trị quan trọng và xuyên suốt trong năm 2021 cũng như các năm tới, khẩn trương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch, bảo đảm chất lượng quy hoạch.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: "Phải xem lập quy hoạch là nhiệm vụ chính trị quan trọng và xuyên suốt trong năm 2021 cũng như các năm tới" |
Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá thực trạng, tiến độ triển khai thi hành pháp luật về quy hoạch, các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình tổ chức lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo nhiệm vụ được giao; việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác quy hoạch. Trong đó, nhiều hạn chế, khó khăn, vướng mắc, chậm trễ trong việc lập quy hoạch cũng như các đề xuất, kiến nghị giải pháp để bảo đảm tiến độ, chất lượng lập quy hoạch đã được đưa ra.
Theo quy định của Luật Quy hoạch có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, Chính phủ phải xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia trình Quốc hội phê duyệt; các bộ, ngành xây dựng quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và các địa phương xây dựng quy hoạch tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (bao gồm 3 quy hoạch quốc gia, 6 quy hoạch vùng, 39 quy hoạch ngành quốc gia và 63 quy hoạch tỉnh, thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050).
Đề nghị sửa đổi bổ sung thông tư về miễn, giảm phí trong bối cảnh Covid-19
Dự thảo mà Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến đưa ra một số điểm sửa đổi, bổ sung quan trọng về thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ và thời gian miễn, giảm lãi, phí trước tác động của Covid-19. NHNN cho biết, nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) đề nghị NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN để đảm bảo phù hợp với diễn biến mới của tình hình dịch Covid-19 lần thứ 4 bắt đầu kể từ ngày 27/4 với phạm vi ảnh hưởng rộng hơn và có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn các đợt dịch trước. Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu đề xuất của các TCTD, các doanh nghiệp, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thấy rằng việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn trong thời kỳ hậu Covid-19 là cần thiết. Cụ thể các nội dung tập trung vào 8 điều kiện để được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, được miễn, giảm lãi, phí trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Bộ Tài chính vào cuộc vụ khai gian thuế hàng tỷ đồng xe biếu tặng
Theo tin từ báo điện tử Dân trí, một cơ quan giấu tên của Thanh tra Bộ Tài chính đang yêu cầu Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan TPHCM báo cáo vụ việc xe nhập diện biếu tặng được doanh nghiệp khai báo giá tính thuế chỉ vài trăm triệu đồng, sau đó cơ quan hải quan rà soát, áp giá vài tỷ đồng mỗi chiếc. Đáng chú ý, nếu vụ việc này cơ quan hải quan bị qua mặt, có thể ngân sách Nhà nước sẽ thất thu số thuế rất lớn lên đến hàng trăm tỷ đồng do có đến hàng chục xe được nhập dạng này đều có giá khai rất thấp.
Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 1% - 1,5%/năm
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân từ 1% -1,5%/năm. Đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân trên 3%/năm...
Đây là mục tiêu mà Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đề xuất tại Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030. Dự thảo đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân từ 1% -1,5%/năm. Đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân trên 3%/năm. Phấn đấu 30% số huyện nghèo, 30% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và cơ bản hỗ trợ xóa nhà đơn sơ, nhà thiếu kiên cố cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 8 giảm 5,31 tỷ USD
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 8/2021 (từ ngày 1/8 đến ngày 15/8/2021) đạt 24,1 tỷ USD, giảm 18,1% (tương ứng giảm 5,31 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 7/2021.
Lũy kế từ đầu năm hết ngày 15/8/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 399,27 tỷ USD, tăng 28,6%, tương ứng tăng 88,83 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 275,82 tỷ USD, tăng 32,3% (tương ứng tăng tới 67,31 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 123,45 tỷ USD, tăng 21,1% (tương ứng tăng 21,52 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020.
M.C
-
Tin tức kinh tế ngày 16/4: Đồng USD rơi xuống sát đáy 3 năm
-
Tin tức kinh tế ngày 15/4: Thanh long soán ngôi “vua” trái cây
-
Doanh nghiệp nhà nước nộp gần 400 nghìn tỷ đồng vào ngân sách năm 2024, đẩy mạnh chuyển đổi số
-
Tin tức kinh tế ngày 14/4: Vốn từ Trung Quốc tăng tốc vào Việt Nam
-
[VIDEO] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua trên PetroTimes
-
Thái Lan gia nhập nhóm các nước muốn tăng nhập khẩu LNG của Mỹ để tránh thuế quan
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 17/4: Ai Cập và Azerbaijan xem xét hợp tác dầu khí
-
Các tổ chức quốc tế đồng loạt đưa ra dự báo về giá dầu Brent
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Giá dầu hôm nay (16/4): Dầu thô quay đầu giảm