Tin tức kinh tế ngày 18/3: OECD nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
OECD nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu (Ảnh minh họa) |
Giá vàng thế giới tăng mạnh
Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay tăng mạnh với vàng giao ngay tăng 69,8 USD, lên mức 1.989,3 USD/ounce.
Tại thị trường trong nước, trước giờ mở cửa phiên giao dịch sáng nay 18/3, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC mua vào bán ra ở mức 66,45 - 67,15 triệu đồng/lượng, giữ nguyên giá ở cả hai chiều so với phiên giao dịch trước đó.
Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,45 - 67,10 triệu đồng/lượng, tăng 50 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và giữ nguyên giá chiều bán ra.
Công ty Vàng bạc Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,45 - 66,70 triệu đồng/lượng, tăng lần lượt 450 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và 100 nghìn đồng/lượng bán ra.
Giá gạo Việt Nam diễn biến trái chiều với giá gạo Ấn Độ, Thái Lan
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam nới rộng đà tăng trong tuần này trong bối cảnh Việt Nam đã xuất khẩu nhiều hơn sang Trung Quốc, trong khi giá gạo tại Ấn Độ và Thái Lan bị ảnh hưởng bởi đồng nội tệ suy yếu.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 450 USD/tấn trong phiên 16/3, tăng so với mức 440-445 USD/tấn trong tuần trước. Trong khi đó, giá gạo đồ 5% tấm của nhà xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ được chào bán ở mức 382 -387 USD/tấn, giảm so với mức 385-390 USD/tấn trong tuần trước.
Tương tự, giá gạo 5% tấm của Thái Lan được giao dịch ở mức 455 USD/tấn, giảm nhẹ so với mức 460 USD/tấn trong tuần trước.
Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc gặp khó
Qua thông tin phản ánh từ doanh nghiệp hội viên VASEP cho biết, hiện nay ở Hàn Quốc, chi phí để có được hạn ngạch nhập khẩu tôm theo VKFTA thông qua cơ chế đấu thầu đã tăng đến khoảng 14-16% so với giá trị nhập khẩu. Mức này cũng xấp xỉ với mức thuế nhập khẩu 20% đối với khối lượng tôm nhập khẩu ngoài hạn ngạch.
Các nhà nhập khẩu cho rằng, dù áp dụng VKFTA nhưng tôm Việt Nam khi nhập khẩu vào Hàn Quốc thực tế vẫn coi như họ phải trả thuế từ 14-20%, làm tăng giá và khó cạnh tranh ở thị trường như trước.
Hậu quả là các nhà nhập khẩu không còn động lực để tăng mua tôm Việt Nam để được hưởng thuế suất ưu đãi theo VKFTA và họ đang xem xét mua tôm từ các quốc gia (như Peru) có mức thuế nhập khẩu đã về 0 (không có hạn ngạch mà áp dụng thuế về 0 theo lộ trình 5 hoặc 7 năm quy định trong FTA với Hàn Quốc).
OECD nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 17/3 cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu đã được cải thiện so với vài tháng trước khi cú sốc lạm phát giảm bớt, nhưng lãi suất tăng sẽ khiến rủi ro ở mức cao. OECD cũng đã nâng dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế lớn.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế tạm thời, OECD cho biết sau khi tăng trưởng 3,2% trong năm 2022, nền kinh tế thế giới đang trên đà tăng trưởng 2,6% trong bối cảnh các biện pháp thắt chặt của ngân hàng trung ương có hiệu lực đầy đủ.
Tổ chức có trụ sở tại Paris này đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ mức 2,2% trong Triển vọng Kinh tế đưa ra hồi tháng 11/2022, với lý do giá năng lượng và lương thực giảm cũng như việc Trung Quốc nới lỏng các hạn chế phòng ngừa COVID-19.
Nhiều nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD sang Mỹ giảm tốc
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Mỹ trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt 6,8 tỷ USD, tăng 11,8% so với tháng trước đó. Tính chung 2 tháng năm 2023 đạt 13 tỷ USD, giảm 19,7% so với cùng kỳ năm trước.
So với cùng kỳ năm ngoái, các nhóm hàng xuất khẩu cả chục tỷ USD đều giảm rất sâu, cụ thể, dệt may giảm 32,2%, giày dép giảm 35%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm gần 48%, phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 17,8%, hàng thủy sản giảm 55%, túi xách, vali ô dù giảm 30%, hạt điều giảm 27%, sản phẩm từ chất dẻo giảm 25%...
Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ không nhiều và mức độ tăng thấp, cụ thể: Máy vi tính, sản phẩm điện từ đạt 2,2 tỷ USD, tăng 8,6%, điện thoại các loại đạt 1,62 tỷ USD, tăng 6,4%, cà phê 51,6 triệu USD, tăng 22%, giấy và các sản phẩm từ giấy 56,3 triệu USD, tăng 6,9%.
Hàng hóa Việt Nam rộng cửa vào thị trường Indonesia
Thị trường Indonesia đang có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hoá, đặc biệt với mặt hàng gạo là cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
Ông Phạm Thế Cường - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho biết: Sau 3 năm không phải nhập khẩu gạo dự trữ, từ tháng 12/2022- 2/2023, Indonesia đã phải nhập khẩu 500.000 tấn gạo.
Bên cạnh gạo, Indonesia còn là thị trường rất tiềm năng cho doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm Việt Nam khai thác. Với 275 triệu người, Indonesia có dân số đông thứ 4 thế giới, đồng thời là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, nhập khẩu lương thực và thực phẩm, đồ uống chiếm 6,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia này, tương ứng 16 tỷ USD.
Tin tức kinh tế ngày 17/3: Xuất khẩu rau quả tăng trưởng tích cực Xuất khẩu rau quả tăng trưởng tích cực; Doanh nghiệp ôtô nhập khẩu đề xuất giảm 50% phí trước bạ; Việt Nam tiếp tục tăng nhập khẩu xăng dầu… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 17/3. |
P.V (t/h)
-
9 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm đứng đầu trong nhóm thủy sản
-
Giá vàng hôm nay (14/10): Thị trường trong nước và thế giới trái chiều
-
Tin tức kinh tế ngày 13/10: Lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất từ trước đến nay
-
Giá vàng trong tuần (7/10-13/10): Kết thúc tuần tăng giá
-
Tin tức kinh tế ngày 12/10: Giá gạo châu Á chạm mức thấp nhất trong hơn một năm
-
Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu LNG cho trường hợp khẩn cấp
-
9 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm đứng đầu trong nhóm thủy sản
-
Giá vàng hôm nay (14/10): Thị trường trong nước và thế giới trái chiều
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 14/10: Giá dầu hôm nay giảm mạnh đầu phiên
-
Đánh giá an ninh khí đốt toàn cầu từ nay đến hết năm 2024