Tin Thị trường: Ba Lan đặt mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng ở Trung Âu
![]() |
Ba Lan đặt mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng ở Trung Âu
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki mới đây tuyên bố, nước này đặt mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng cho Trung Âu.
Phát biểu tại hội nghị về hợp tác năng lượng Ba Lan - Ukraine tại Warsaw, Thủ tướng Morawiecki nói: "Kế hoạch của chúng tôi là trở thành một trung tâm năng lượng, đặc biệt là trung tâm khí đốt cho Trung Âu".
Theo hãng thông tấn Ba Lan (PAP), hội nghị có sự tham gia của đại diện chính phủ và các công ty năng lượng hàng đầu của hai nước.
Ông Morawiecki cho rằng, kế hoạch của Chính phủ Ba Lan dựa trên các tuyến đường ống hiện có, cũng như các khoản đầu tư trong tương lai của đất nước vào năng lượng hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Ba Lan cũng đề cập đến việc nước này đầu tư vào một cảng nổi để tiếp nhận, lưu trữ và khí hóa khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), đồng thời đang mở rộng các cơ sở xử lý dầu thô của công ty Naftoport ở Gdansk.
"Các đối tác của Ba Lan như Ukraine, Czech, Slovakia và Hungary có thể sử dụng cơ sở hạ tầng này trong tương lai. Ba Lan và Czech đang có kế hoạch nối lại dự án chung xây dựng đường ống liên kết khí đốt Stork II và các cầu nối năng lượng xuyên biên giới khác giữa hai nước", ông Morawiecki nói thêm.
OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng cho đến hết năm 2023
Tổ chức OPEC+ sẽ giữ nguyên các mục tiêu sản lượng của nhóm cho đến cuối năm nay do mức độ bất ổn lớn trên thị trường toàn cầu và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, nói với Energy Intelligence Forum trong một cuộc phỏng vấn mới đây.
Hoàng tử Abdulaziz nói: "Có những người tiếp tục nghĩ rằng chúng tôi sẽ điều chỉnh thỏa thuận trước cuối năm nay. Đối với nhóm người này, tôi nói rằng họ cần đợi đến ngày 29/12/2023 để chứng minh cho họ thấy cam kết của chúng tôi đối với thỏa thuận hiện tại".
Tháng 10 năm ngoái, liên minh OPEC+ đã quyết định cắt giảm hạn ngạch sản lượng chung xuống 2 triệu thùng mỗi ngày, mặc dù theo ước tính mức cắt giảm thực tế chỉ bằng khoảng một nửa khối lượng đó, do nhiều thành viên của hiệp ước không đạt được mục tiêu của họ.
Bộ trưởng Nng lượng Ả Rập Xê-út cũng cho rằng, nhiều yếu tố tăng và giảm giá hiện đang tác động đến thị trường dầu mỏ, gây ảnh hưởng đến tâm lý.
Sự phục hồi của Trung Quốc đang diễn ra, nhưng không chắc sẽ mất bao lâu. Hoàng tử Abdulaziz bin Salman nhận định, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng mặc dù tốc độ tăng trưởng là không chắc chắn.
Sự bùng nổ xuất khẩu LNG của Mỹ
Năm ngoái, Mỹ đã vượt Qatar và Australia để trở thành nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới. Điều này có được là nhờ nhu cầu LNG từ châu Âu tăng cao khi khối này khẩn trương tìm kiếm một giải pháp thay thế cho nguồn cung qua đường ống của Nga.
Sau một năm thành công rực rỡ đối với các nhà khai thác LNG của Mỹ mặc dù cảng Freeport ngừng hoạt động kéo dài nhiều tháng, làm ảnh hưởng đến tổng khối lượng xuất khẩu, người ta chỉ có thể kỳ vọng rằng ngành này sẽ có một số kế hoạch tăng trưởng công suất nghiêm túc.
Được biết, 3 cơ sở khai thác LNG mới có thể có quyết định đầu tư cuối cùng ngay trong năm nay. Đến năm 2027, Mỹ dự kiến có công suất LNG là 169 triệu tấn, vượt qua Qatar hiện cũng đang mở rộng công suất của mình, đặt mục tiêu lên 110 triệu tấn vào cùng năm.
Trên thực tế, không có gì là chắc chắn trong năng lượng. Các kế hoạch và dự báo trên về ngành LNG của Mỹ dựa trên giả định về sự tăng trưởng mạnh mẽ của LNG từ cả châu Âu và châu Á.
Tuy nhiên, ngay cả trước khi phần lớn công suất mới này bắt đầu được xây dựng, những lo ngại đang xuất hiện từ mối đe dọa từ các nguồn năng lượng thay thế carbon thấp và độ tin cậy của nguồn cung LNG toàn cầu.
Tin Thị trường: EU thành lập liên minh mua chung khí tự nhiên | |
Tin Thị trường: Nga tăng tốc xuất khẩu dầu diesel sang Ả Rập Xê-út |
Bình An
-
Tin Thị trường: Venezuela tạm dừng gần như toàn bộ hoạt động xuất khẩu dầu
-
Tin Thị trường: Dầu thô Nga vẫn chảy tới thị trường châu Âu
-
Tin Thị trường: Nga tăng tốc xuất khẩu dầu diesel sang Ả Rập Xê-út
-
Tin Thị trường: EU thành lập liên minh mua chung khí tự nhiên
-
Tin Thị trường: ANDOC Gas thu hút 124 tỷ USD cho đợt IPO lớn nhất năm 2023
-
Tin Thị trường: Xuất khẩu dầu của Mỹ có thể tăng nhưng sản lượng thì không
- Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 29/3/2023
- EU gia hạn trần giá khí đốt tự nhiên cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
- Giá xăng dầu hôm nay (29/3): Lực hỗ trợ được củng cố, giá dầu tiếp đà tăng
- Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 28/3/2023
- Oman khai thác 29,7 triệu thùng dầu, condensate trong tháng 2
- China Energy xem xét dự án năng lượng mặt trời nổi trị giá 1 tỷ USD ở Zimbabwe
- Xuất khẩu dầu diesel của Nga tăng mạnh bất chấp lệnh cấm vận
- Giá xăng dầu hôm nay (28/3): Giá dầu tăng vọt, Brent lên mức 77,67 USD/thùng
- Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 27/3/2023
- Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Cần đánh giá kỹ về hiệu quả và sự cần thiết
- Phân tích diễn biến giá dầu tuần qua: Khủng hoảng lòng tin
- Giá xăng dầu hôm nay (27/3): Dầu thô quay đầu tăng giá