Tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em: Những vấn đề cần lưu ý

06:48 | 20/10/2021

326 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hiện tại, một số loại vắc xin phòng Covid-19 theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã có chỉ định tiêm cho trẻ em. Các kết quả nghiên cứu cho thấy vắc xin có hiệu quả phòng bệnh tương tự như ở người lớn và người cao tuổi.
Tiêm vắc xin cho trẻ em được thực hiện như thế nào?Tiêm vắc xin cho trẻ em được thực hiện như thế nào?

Các loại vắc xin Covid-19 có thể sử dụng với trẻ em

Vắc xin Pfizer (Mỹ): Hiện nay, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA đã phê duyệt vắc xin Pfizer (Mỹ) cho trẻ em 12-15 tuổi (sử dụng cùng liều lượng như người lớn).

Theo kết quả thử nghiệm của Pfizer, vắc xin này đạt hiệu lực 100% ở trẻ 12-15 tuổi. Pfizer công bố vắc xin Pfizer có hiệu quả với trẻ 5-11 tuổi; có tính sinh miễn dịch cao và an toàn với lứa tuổi này và đã nộp hồ sơ xin FDA phê duyệt khẩn cấp. Hiện công ty đang thử nghiệm vắc xin ở trẻ 6 tháng - 2 tuổi và 2-5 tuổi.

Tiêm vắc xin cho trẻ em: Những vấn đề cần lưu ý
Nhiều nước trên thế giới đã triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em (ảnh minh họa)

Vắc xin Moderna (Mỹ): EMA cũng đã phê duyệt vắc xin Moderna (Mỹ) cho trẻ em 12-17 tuổi với nhận định hiệu quả và tác dụng phụ tương tự như đã gặp ở người lớn. Chưa phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ vị thành niên và chưa phát hiện ra ca nhiễm ở thời điểm 2 tuần sau tiêm mũi 2. Hiện, Moderna đang thử nghiệm ở trẻ 6 tháng - 12 tuổi.

Vắc xin AstraZeneca (Anh): Hiện đang thử nghiệm ở trẻ 6-17 tuổi.

Vắc xin Verocells (Trung Quốc): Đang thử nghiệm lâm sàng pha 1/2 vắc xin verocells ở trẻ 3-17 tuổi. Kết quả cho thấy, vắc xin an toàn và tạo ra đáp ứng miễn dịch khi tiêm đủ 2 liều. vắc xin này chưa được phê duyệt sử dụng cho trẻ em vì chưa có kết quả thử nghiệm pha 3.

Vắc xin Covaxin (Ấn Độ): Hiện loại vắc xin này đã hoàn thành thử nghiệm pha 2/3 cho trẻ 2-18 tuổi nhưng chưa có công bố trên báo khoa học.

Cho đến nay, các vắc xin khác cũng đang tiến hành thử nghiệm trên trẻ nhỏ (novavax của Mỹ, covaxin xịt mũi của Ấn độ, sputnik xịt mũi của Nga).

Những tác dụng phụ có thể gặp

Hiện mới có thông tin về tác dụng phụ ngắn hạn của mRNA vắc xin. Tác dụng phụ sau tiêm phổ biến là đau và sưng chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, sốt, có thể buồn nôn và sẽ tự hết sau vài ngày.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đã nhận được các báo cáo về các trường hợp viêm cơ tim sau tiêm vắc xin Pfizer hoặc Moderna, nhưng tỷ lệ mắc rất thấp.

Đối với Pfizer, tỷ lệ mắc viêm cơ tim sau tiêm vắc xin thấp (162 người mắc trong 1 triệu bé trai 12-15 tuổi và 94 người trong 1 triệu bé trai 16-17 tuổi được tiêm vắc xin) và ở mức độ nhẹ. Tỷ lệ này cao hơn sau khi tiêm mũi 2 vắc xin Pfizer , thường xuất hiện trong vòng 1 tuần đầu sau tiêm mũi 2.

Nhiều nước trên thế giới hiện đã và đang triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em.

- Mỹ, hầu hết các nước thành viên EU, Úc, New Zealand, Nhật, Philippine, Mexico, Brazil, Chile, Canada, Nam Phi: Tiêm Pfizer cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.

- Israel: Tiêm nhắc lại mũi 3 Pfizer cho trẻ 12 tuổi trở lên.

- Cuba: Tiêm vắc xin nội địa cho trẻ 2 tuổi trở lên.

- Chi Lê: Tiêm vắc xin Sinovac cho trẻ 6 tuổi trở lên.

- Trung Quốc: Tiêm vắc xin Sinovac, CoronaVac cho trẻ 6 tuổi trở lên.

- UAE: Tiêm vắc xin Sinopharm cho trẻ 3 tuổi trở lên.

- Indonesia: Tiêm vắc xin Sinovac cho trẻ 12-17 tuổi.

- Ấn Độ: Tiêm vắc xin Covaxin cho trẻ 2-18 tuổi.

- El Salvador dự kiến tiêm chủng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.

- Hồng Kông, Jordan, Singapore tiêm cho trẻ 12 tuổi trở lên.

Kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em nước ta

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, đồng thời đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10/2021 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện.

Về việc này, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP HCM cho biết, hiện tại, thành phố chưa có kế hoạch cụ thể tiêm vắc xin Covid-19 cho nhóm đối tượng này. Hiện tại, Sở Y tế mới có tờ trình gửi lên UBND TP HCM.

Trước đó, Sở Y tế TP HCM đã có tờ trình gửi UBND TP HCM về kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Theo đó, Sở Y tế đề xuất phương án tổ chức tiêm cho trẻ em từ ngày 22/10.

Theo tờ trình này, Sở Y tế đề xuất tiêm vắc xin Covid-19 cho tất cả trẻ từ 12-17 tuổi đang sinh sống hoặc học tập trên địa bàn thành phố, học sinh đang đi học từ lớp 6-12 với số lượng dự kiến khoảng 780.000 trẻ.

Còn tại Hà Nội, theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, TP đang rà soát danh sách trẻ em đăng ký tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại các phường, xã. Tuy nhiên, kế hoạch cụ thể của việc tiêm chủng vẫn phải chờ tới khi vắc xin về.

Toàn TP Hà Nội hiện có chưa tới 1 triệu trẻ từ 12-17 tuổi. Nếu triển khai tiêm trong thời điểm trẻ đến trường, TP sẽ tổ chức các điểm tiêm chủng tại trường học, sau đó tiêm vét tại xã, phường. Nếu tiêm trong thời điểm học sinh chưa đến trường thì sẽ tổ chức tiêm tại các điểm tiêm chủng như thời gian vừa qua.

Về độ tuổi tiêm chủng cho trẻ em, điều này phụ thuộc vào số lượng vắc xin được cấp và sẽ theo nguyên tắc hạ dần độ tuổi (từ 17 tuổi xuống 16 tuổi, 15 tuổi…). Trẻ em bắt buộc phải có bố mẹ đồng ý và ký vào giấy mới được tiêm chủng.

Gia Minh

Bài viết triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.