Thúc đẩy liên kết, hợp tác phát triển ngành Công Thương

11:03 | 26/03/2024

65 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 17/5 tới tại Hà Nội sẽ diễn ra Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024 nhằm thảo luận, đề xuất các cơ chế, giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy liên kết, hợp tác phát triển ngành Công Thương giữa các địa phương trong thời gian tới.

Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương TP Hà Nội vừa thống nhất ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị ngành Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ X, năm 2024 tại TP Hà Nội.

Thúc đẩy liên kết, hợp tác phát triển ngành Công Thương
Ảnh minh hoạ

Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công thương năm 2023, 6 tháng đầu năm 2024 và các giải pháp thực hiện kế hoạch ngành Công Thương năm 2024 của Sở Công Thương 28 tỉnh, thành phố.

Hội nghị cũng sẽ thảo luận các vấn đề còn vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về Công Thương; đề xuất các cơ chế, giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy liên kết, hợp tác phát triển ngành Công Thương giữa các địa phương trong thời gian tới.

Đồng thời, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công Thương về triển khai những cơ chế, chính sách của Trung ương đến các địa phương; đề xuất cơ chế phối hợp triển khai các chương trình, dự án, kế hoạch giữa các địa phương; tiếp xúc, lắng nghe và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý, điều hành của địa phương.

Hội nghị được kỳ vọng sẽ đưa ra những giải pháp thiết thực, cụ thể, khả thi trên cơ sở thảo luận, trao đổi trực tiếp giữa đại diện lãnh đạo UBND, Sở Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc với Lãnh đạo Bộ Công Thương, Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Công Thương...

Sau khi thống nhất, Cục Công Thương địa phương sẽ phối hợp với Sở Công Thương TP Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong khu vực để triển khai kế hoạch, đảm bảo hoàn thành đúng nội dung, tiến độ đã đề ra.

Theo đó, việc đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng giữa ngành Công Thương cần phải tập trung liên kết cung ứng hàng hóa, góp phần cân đối cung - cầu trong khu vực; xây dựng các chương trình kết nối giữa nhà sản xuất, kinh doanh với nhà phân phối, đại lý và người tiêu dùng trong khu vực; có những cơ chế hỗ trợ để mở rộng thị trường về vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; duy trì thường xuyên việc trao đổi thông tin, tạo cơ chế phối hợp trong công tác quản lý, phát triển ngành Công Thương; phối hợp tốt trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.

N.H

Hà Nội: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía BắcHà Nội: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc
Quảng bá sản phẩm làng nghề tiêu biểu gắn với phát triển du lịchQuảng bá sản phẩm làng nghề tiêu biểu gắn với phát triển du lịch
“Cánh cửa“Cánh cửa" để doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu