Thế giới tranh giành khí đốt của Qatar như thế nào?
![]() |
Đây là thỏa thuận giữa Công ty năng lượng nhà nước QatarEnergy và ConocoPhillips của Mỹ. Ông Saad Sherida Al-Kaabi - Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar cho biết, thỏa thuận này sẽ đóng góp “vào những nỗ lực củng cố nền an ninh năng lượng của Đức và châu Âu”. Theo những điều khoản của thỏa thuận trên, từ năm 2026, quốc gia vùng Vịnh này sẽ vận chuyển “tối đa 2 triệu tấn LNG/năm” đến cảng khí đốt đang được xây dựng ở thị xã Brunsbutell, miền bắc nước Đức.
ConocoPhillips - Đối tác của QatarEnergy trong dự án phát triển mỏ khí đốt tự nhiên ngoài khơi lớn nhất thế giới North Field, sẽ phụ trách khâu vận chuyển trong “ít nhất 15 năm tới”. Ông Ryan Lance – CEO của ConocoPhillips cho biết: “Hợp đồng này sẽ có đóng góp quan trọng vào nền an ninh năng lượng toàn cầu”.
Từ tháng 2/2022, khi chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra, các nước châu Âu đã đổ xô đi tìm giải pháp để thay thế nguồn khí đốt từ Nga. Tuy nhiên, quá trình đàm phán với Qatar đã phát sinh nhiều khó khăn, vì Đức và vài quốc gia EU khác từ chối ký thỏa thuận dài hạn như trường hợp giữa Qatar và các khách hàng châu Á của họ.
Vào tuần trước, Qatar và Trung Quốc cũng đã ký kết một thỏa thuận kéo dài 27 năm. Trong thời gian này, Qatar sẽ giao 4 triệu tấn LNG/năm cho Trung Quốc đại lục.
![]() |
Đàm phán căng thẳng
Ông Saad Sherida Al-Kaabi cho biết, QatarEnergy đang đàm phán với các công ty Đức để gia tăng “sản lượng”. Khí đốt sẽ được lấy từ các mỏ ngoài khơi của Qatar, tên North Field South và North Field East. Hiện nay, QatarEnergy đang hợp tác cùng các đại gia năng lượng phương Tây như TotalEnergies (Pháp) hay Shell (Anh) để phát triển hai mỏ trên. Khí đốt từ những mỏ này sẽ được vận chuyển đến Đức từ năm 2026.
Qatar - một trong những nhà sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất trên thế giới, đặt mục tiêu nâng sản lượng lên thêm 60% từ nay cho đến năm 2027. Với mục tiêu trên, Qatar sẽ khai thác được 126 triệu tấn khí đốt/năm. Theo thông tin trong nước, nhờ giá khí đốt tăng vọt trên thị trường quốc tế, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu khí đốt của Qatar đã tăng gần gấp đôi so với năm ngoái.
Châu Á (cụ thể là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) là khách hàng chính của Qatar trong mảng khí đốt. Không những vậy, các nước EU cũng đang đổ xô đến Qatar để mua khí đốt.
Ông Saad Sherida Al-Kaabi nhận xét: “Qatar đã có những cuộc thảo luận rất căng thẳng với khách hàng châu Âu cũng như châu Á. Trong những năm tới, khí đốt sẽ trở nên khan hiếm. Chúng tôi không có đủ đội ngũ nhân lực để làm việc với tất cả mọi người, để đáp ứng mọi nhu cầu”.
Theo ông, thỏa thuận dài hạn giữa Qatar và Trung Quốc đang gây áp lực đến những khách hàng châu Á khác, thúc đẩy họ ký kết những thỏa thuận dài hạn như vậy.
Mặt khác, cảng LNG ở thị xã Brunsbuttel sẽ phân phối khí đốt đến các khách hàng của hai công ty năng lượng Đức là Uniper và RWE. Theo ông Robert Habeck – Phó Thủ tướng Đức, các công ty này tìm nguồn cung ở khắp mọi nơi trên thị trường thế giới, và “chỉ ký kết những thỏa thuận có lợi nhất cho người tiêu dùng”.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh thêm: “Qatar không phải là nhà cung cấp duy nhất trên thị trường khí đốt”.
Theo ông Bill Farren Price – chuyên gia phân tích thị trường dầu thô của công ty tư vấn năng lượng Enverus (Mỹ), thỏa thuận này nhấn mạnh tầm quan trọng và “vai trò to lớn của Qatar trong việc lấp đầy khoảng trống do Nga để lại, sau khi Moscow cắt giảm gần như toàn bộ nguồn khí đốt đi sang châu Âu”.
Ngọc Duyên
AFP
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 20/3: Trung Quốc sẽ tiêu thụ 1/3 lượng điện toàn cầu
- SVB sụp đổ ảnh hưởng ra sao đến các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Đông Nam Á?
- Vì sao TotalEnergies bán 1.600 trạm xăng dầu ở châu Âu?
- Châu Âu và NATO thảo luận việc bảo vệ hạ tầng khí đốt ở Biển Bắc
- Kinh tế Trung Quốc: "Lung lay" trụ cột tiêu dùng
- Tổng thư ký NATO thị sát mỏ khí đốt lớn nhất Na Uy
- Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 13/3 - 18/3
- Châu Âu “rút vũ khí” đáp trả chính sách trợ cấp năng lượng của Mỹ
- IAEA: Hàng tấn uranium đã biến mất tại Libya
- Bản tin Năng lượng xanh: EU công bố kế hoạch nhằm dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp xanh
- Nga phát hiện âm mưu đánh bom đường ống dẫn dầu Druzhba
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 17/3: Mỹ tiếp tục là nhà xuất khẩu ròng các sản phẩm dầu mỏ
-
Thổ dân Peru chiếm đóng giàn khoan dầu ở Amazon, bắt giữ 41 công nhân
-
Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (13-19/3/2023)
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 20/3: Trung Quốc sẽ tiêu thụ 1/3 lượng điện toàn cầu
-
SVB sụp đổ ảnh hưởng ra sao đến các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Đông Nam Á?
-
Vì sao TotalEnergies bán 1.600 trạm xăng dầu ở châu Âu?