Nhìn lại 30 năm thu hút FDI

Thay đổi để gắn kết, lan tỏa, hiệu quả hơn

18:50 | 16/10/2018

249 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Để có thể phát huy tối đa hiệu quả dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và quản trị, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong nước nâng cao năng lực. Báo Năng lượng Mới lược ghi ý kiến của một số đại biểu tại Hội nghị tổng kết 30 năm thu hút FDI tại Việt Nam xung quanh vấn đề này.
thay doi de gan ket lan toa hieu qua hon

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: “Hợp tác đầu tư nước ngoài là không chỉ thu hút đầu tư nước ngoài, mà hợp tác cả về quản lý, kết nối, sáp nhập (M&A), hợp tác bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động, bảo đảm các lợi ích xã hội. Đây cũng chính là nội hàm của các FTA thế hệ mới và là nền tảng phát triển bền vững. Hợp tác đầu tư nước ngoài mang tính chủ động, có sự bình đẳng, lựa chọn, không phải nhà đầu tư nước ngoài mang gì vào cũng chấp nhận và điều quan trọng là có lựa chọn, dần thoát khỏi gia công, lắp ráp đơn thuần, nâng tầm trình độ sản xuất, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế quốc gia”.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Định hướng thu hút FDI trong giai đoạn mới

thay doi de gan ket lan toa hieu qua hon

Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, việc thu hút FDI thời gian qua còn những hạn chế, bất cập.

Trước hết phải kể đến việc liên kết và hiệu ứng lan tỏa về năng suất của khu vực FDI đến khu vực trong nước còn thấp. Nhiều dự án FDI tập trung vào công đoạn gia công lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa ở mức dưới trung bình. Các DN FDI và trong nước còn thiếu sự liên kết chặt chẽ để cùng phát triển.

Tỷ lệ vốn FDI thực hiện thấp hơn nhiều tỷ lệ vốn FDI đăng ký cũng là vấn đề cần quan tâm xử lý. Năm 2017, tỷ lệ vốn FDI thực hiện mới đạt khoảng 55,5%.

Chuyển giao công nghệ thông qua khu vực FDI cũng chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Số dự án FDI ở các ngành sử dụng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn chưa nhiều. Vốn FDI đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực như nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, giáo dục, y tế… còn khiêm tốn.

Lũy kế đến 20/8/2018, cả nước có 26,5 nghìn dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 334 tỉ USD, tổng số vốn thực hiện 184 tỉ USD. Tỷ trọng vốn FDI thực hiện trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 18-25% trong giai đoạn 1991-2017.

Một số DN FDI chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường; một số trường hợp đã gây ra sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sản xuất của người dân cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Việc sử dụng đất đai và tài nguyên không tái tạo tại một số dự án FDI còn lãng phí, kém hiệu quả.

Một số DN FDI có hành vi chuyển giá, thiếu trung thực trong báo cáo tài chính để trốn thuế. Thực tế cũng cho thấy, còn trường hợp bên nước ngoài trong liên doanh đã tạo áp lực buộc bên Việt Nam phải nhượng lại vốn góp và chuyển DN liên doanh thành DN 100% vốn nước ngoài, làm hạn chế khả năng liên kết và chuyển giao công nghệ.

Một số địa phương còn chưa tính toán đầy đủ, chưa cân nhắc thận trọng các yếu tố liên quan đến quốc phòng an ninh khi thu hút các dự án FDI. Việc chấp hành pháp luật lao động tại một số DN FDI chưa nghiêm. Số cuộc đình công không theo trình tự pháp luật quy định và tranh chấp lao động trong khu vực FDI có chiều hướng gia tăng…

Những hạn chế, bất cập trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính. Đó là môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mặc dù được cải thiện mạnh mẽ trong những năm gần đây, song một số lĩnh vực vẫn còn kém cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực nên vẫn chưa thực sự đủ hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn xuyên quốc gia. Nhà đầu tư nước ngoài còn có một số quan ngại liên quan đến vấn đề thực thi pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, việc áp dụng nguyên tắc không hồi tố, giải quyết tranh chấp, phá sản của các cơ quan có thẩm quyền.

thay doi de gan ket lan toa hieu qua hon
Dòng chảy FDI vẫn đang tiếp tục đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam

Hệ thống kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ và năng lực của DN trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về thu hút FDI.

Hiệu quả về quản lý FDI chưa cao, trong một số trường hợp, việc phân cấp quản lý cho địa phương chưa thực sự phù hợp với năng lực, điều kiện hoạt động của bộ máy, của đội ngũ cán bộ. Trong khi đó, các hướng dẫn, hỗ trợ, theo dõi, kiểm tra, thanh tra… từ các cơ quan Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời.

Công tác xúc tiến đầu tư mặc dù không ngừng được hoàn thiện song còn thiếu tính chuyên nghiệp và phân tán, mô hình tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động chưa được đổi mới kịp thời nhằm thích ứng với yêu cầu thực tiễn thu hút FDI. Nguồn lực tài chính để thực hiện chiến lược xúc tiến đầu tư quốc gia còn hạn chế.

Từ thực tế đó, trong định hướng thu hút FDI trong giai đoạn mới, chúng ta cần tập trung giải quyết:

Một là, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững đòi hỏi phải huy động và kết hợp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, ngoài nước, trong đó nguồn lực trong nước là quyết định và nguồn lực nước ngoài là quan trọng.

Hai là, hoàn thiện thể chế chính sách và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo chuẩn mực thị trường đầy đủ, hiện đại, là tiền đề quan trọng để thu hút FDI trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế.

Ba là, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp, trình độ năng lực của bộ máy và đội ngũ cán bộ là yếu tố quyết định thành công trong việc thu hút FDI.

Bốn là, phát triển, nâng cao năng lực của khu vực DN trong nước, nhất là năng lực về công nghệ và quản trị là yếu tố quan trọng để tiếp nhận và tăng cường liên kết trong khu vực FDI, qua đó tạo hiệu ứng lan tỏa đối với khu vực DN trong nước nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Tăng cường liên kết giữa các tỉnh, thành phố

thay doi de gan ket lan toa hieu qua hon

Sau hơn 30 năm, cùng với những thành tựu chung của cả nước trong thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế, Hà Nội đang ngày càng phát triển nhanh, luôn là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.

Sự phát triển của thủ đô trong thời gian qua có tác động không nhỏ đến sự phát triển chung của các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc cũng như của cả nước. Kinh tế Hà Nội là động lực phát triển kinh tế vùng trọng điểm Bắc Bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế cả nước.

Để phát huy vai trò dẫn dắt, tạo sự lan tỏa về công nghệ và tạo động lực cho phát triển kinh tế vùng theo định hướng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội tiếp tục thu hút đầu tư trong và ngoài nước theo hướng mở rộng hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố, xóa bỏ sự manh mún, dàn trải và dần hình thành một hệ sinh thái cộng đồng khoa học công nghệ có thể tương tác, chia sẻ, dùng chung các tiện ích hạ tầng…

Đến nay Bình Dương đã thu hút hơn 3.400 dự án FDI từ 64 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký hơn 31,2 tỉ USD, trở thành địa phương đứng thứ 3 cả nước về thu hút FDI. Vốn FDI chiếm hơn 48,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Bên cạnh nỗ lực triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, cải cách hành chính, đẩy mạnh Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công qua Internet, Hà Nội mong muốn được hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong vùng ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Cụ thể:

Cùng phối hợp chặt chẽ để xây dựng và quy hoạch phát triển địa phương, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện quy hoạch phát triển vùng nhằm khai thác tối đa tiềm năng của mỗi tỉnh, thành phố, tạo ra những sản phẩm đặc trưng, có tính cạnh tranh cao, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, qua đó thúc đẩy phát triển vùng và phát triển kinh tế của cả nước.

Cùng tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đồng hành cùng DN, lấy người dân và DN làm trung tâm phục vụ, từ đó cùng xây dựng các giải pháp, chương trình, kế hoạch và nỗ lực triển khai thực hiện. Phối hợp triển khai các kế hoạch liên kết vùng đã ký kết với các dự án hạ tầng có tính chất liên kết vùng nhằm tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.

Tăng cường chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và cùng tìm kiếm cơ hội hợp tác thu hút đầu tư trong các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao thông, khu đô thị thông minh, hạ tầng cấp nước, thoát nước, môi trường, y tế, giáo dục… thông qua việc phối hợp, hợp tác giữa các quốc gia, thành phố, DN, nhà đầu tư các nước để hợp tác đầu tư kinh doanh, mua, nhận chuyển giao công nghệ mới, kinh nghiệm và công nghệ quản lý, tăng cường kết nối, đẩy mạnh giao thương, xuất nhập khẩu.

Kiến nghị Chính phủ xem xét giao cho các tỉnh, thành phố kêu gọi đầu tư, triển khai các dự án trong quy hoạch vùng trên cơ sở phù hợp với năng lực, hài hòa về lợi ích, trách nhiệm, bình đẳng và khai thác tối đa thế mạnh của mỗi địa phương.

Đề nghị các bộ, ngành thiết lập kênh thông tin, chia sẻ, cung cấp các chính sách, định hướng, chương trình, kế hoạch mới để các địa phương kịp thời nắm bắt; xây dựng và điều chỉnh các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại, du lịch phù hợp; giới thiệu, hỗ trợ kết nối với các đối tác, các nhà cung cấp quy mô lớn, chiến lược phù hợp cho các địa phương; có cơ chế phối hợp, hỗ trợ cung cấp thông tin, thẩm định đối với các nhà đầu tư, DN, đối tác trong khu vực nhằm hỗ trợ các địa phương trong thẩm định, thu hút các dự án FDI có tính khả thi

Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ tạo điều kiện để Hà Nội, các DN của Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố tham gia các hoạt động quảng bá xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, đặc biệt là các hoạt động quy mô lớn, uy tín, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực về công nghệ và tài chính.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm: Nhiều giải pháp thu hút đầu tư hiệu quả

thay doi de gan ket lan toa hieu qua hon

Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương đã đề ra các giải pháp thu hút đầu tư nhằm tạo ra nguồn lực để phát triển thông qua việc thực hiện và duy trì có hiệu quả chủ trương “Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư. Trải thảm đỏ mời gọi nhân tài”, tạo cơ chế thông thoáng thuận lợi để đón làn sóng đầu tư trong và ngoài nước đến với Bình Dương.

Đến nay Bình Dương đã thu hút hơn 3.400 dự án FDI từ 64 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký hơn 31,2 tỉ USD, trở thành địa phương đứng thứ 3 cả nước về thu hút FDI. Vốn FDI chiếm hơn 48,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn FDI là nguồn lực to lớn giúp Bình Dương đầu tư phát triển và giải quyết có hiệu quả các vấn đề về an sinh xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống dân cư, đặc biệt là các vấn đề phát sinh, hệ lụy của quá trình phát triển công nghiệp tác động đến đời sống của nhân dân.

Đạt được kết quả nêu trên là nhờ những nỗ lực, quyết tâm không ngừng của các thế hệ lãnh đạo tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ, của nhân dân và của các thành phần kinh tế tại Bình Dương.

Bình Dương đã quán triệt trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành về tạo môi trường thông thoáng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, chủ động xây dựng các chương trình xúc tiến mời gọi đầu tư đối với các DN trong và ngoài nước; luôn sâu sát lắng nghe và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của DN để qua đó tạo thêm niềm tin cho nhà đầu tư và DN.

Bình Dương thực hiện tốt công tác quy hoạch, phát triển các khu, cụm công nghiệp gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với quy hoạch phát triển vùng và liên vùng, tập trung phát triển hệ thống hạ tầng, kết nối thuận lợi giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương thực hiện có hiệu quả quy chế huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách để ưu tiên cho các công trình trọng điểm góp phần tạo động lực làm nền tảng cho phát triển, tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư

Bình Dương tập trung thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, nhất là những cơ quan có chức năng nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến việc giải quyết thủ tục hành chính của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.

Bình Dương còn nỗ lực nghiên cứu, xây dựng các chương trình, giải pháp xúc tiến, mời gọi đầu tư. Lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành thường xuyên phối hợp với các hiệp hội, các nhà đầu tư nước ngoài, các hiệp hội ngành hàng, các DN… tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư tại địa phương và nước ngoài, góp phần quảng bá các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến các nhà đầu tư, tạo thuận lợi cho các DN tìm hiểu, tiếp cận đầu tư tại Bình Dương.

Chúng tôi mong muốn các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam trong tâm thế của những nhà đầu tư có thiện chí, có trách nhiệm, với những cam kết và hành động cụ thể, thực chất để đầu tư kinh doanh lâu dài trên cơ sở hài hòa lợi ích của nhà đầu tư, Nhà nước và cộng đồng”.

Thanh Ngọc

thay doi de gan ket lan toa hieu qua honNhững câu hỏi chưa lời đáp sau dòng vốn FDI
thay doi de gan ket lan toa hieu qua honNhững mặt trái của đồng tiền FDI
thay doi de gan ket lan toa hieu qua honÔng Phan Hữu Thắng: Lái cỗ xe khéo léo sẽ tránh được mặt trái 'đồng tiền FDI'
thay doi de gan ket lan toa hieu qua honChuyên gia Huỳnh Thế Du: Sau 3 thập kỷ, nhiều ông lớn FDI vẫn chơi "một mình một chợ"