Tháo gỡ khó khăn cho xuất nhập khẩu hàng hóa qua các tỉnh biên giới phía bắc

09:38 | 11/01/2022

101 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương biên giới giáp Trung Quốc, các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức các hoạt động ngoại giao tương ứng với cơ quan chức năng của Trung Quốc (trao đổi trực tiếp, điện đàm, gửi công thư, công hàm…) để tạo điều kiện, thống nhất thời gian mở cửa; tăng thời gian làm việc tại khu vực cửa khẩu; mở lại một số cửa khẩu đã đóng.
Tháo gỡ khó khăn cho xuất nhập khẩu hàng hóa qua các tỉnh biên giới phía bắc
Ảnh minh họa

Thông báo số 08/TB-VPCP ngày 10/1/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp trực tuyến về tình hình xử lý hàng hóa ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc nêu: Để thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã sớm có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan, địa phương từ tháng 9/2021 (Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21/9/2021); tiếp đó, ngày 27/12/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì họp với các bộ, ngành và các địa phương để chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các tỉnh biên giới phía bắc (Thông báo số 350/TB-VPCP).

Các bộ, ngành, địa phương đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao (đặc biệt là các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao, Tài chính-Tổng cục Hải quan), UBND các tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh).

Đến ngày 8/1/2022, tổng số lượng xe tồn tại các cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc là: 3.609 xe, giảm 2.150 xe (so với thời điểm ngày 25/12/2021 là 5.759 xe), trong đó tại tỉnh Lạng Sơn còn tồn 2.015 xe (giảm 2.189 xe), tại tỉnh Quảng Ninh còn tồn 1.260 xe (giảm 295 xe). Số lượng xe giảm phần lớn là chuyển tiêu thụ nội địa và một phần chuyển sang xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu Hữu Nghị, một phần chuyển qua xuất khẩu theo đường biển. Mặc dù các tỉnh biên giới đã liên tục khuyến cáo nhưng rải rác vẫn còn tình trạng tiếp tục đưa nông sản (chủ yếu là dưa hấu) lên cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), trung bình khoảng 10 xe/ngày.

Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới phía bắc đã có những chuyển biến bước đầu nhưng vẫn chưa đạt được như mong muốn và yêu cầu đề ra. Khó khăn và rủi ro vẫn có thể phát sinh trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường cả trước mắt và lâu dài. Trên tinh thần hỗ trợ tối đa để giảm bớt thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp, bằng các cơ chế chính sách, bằng chỉ đạo điều hành và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây.

Giải pháp trước mắt, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương biên giới giáp Trung Quốc, các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức các hoạt động ngoại giao tương ứng với cơ quan chức năng của Trung Quốc (trao đổi trực tiếp, điện đàm, gửi công thư, công hàm…) để tạo điều kiện, thống nhất thời gian mở cửa; tăng thời gian làm việc tại khu vực cửa khẩu; mở lại một số cửa khẩu đã đóng.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) khẩn trương có hướng dẫn cụ thể các quy định, tiêu chuẩn về điều kiện y tế phòng chống dịch COVID-19 hài hòa với phía Trung Quốc (về tiêm vaccine, xét nghiệm, khử khuẩn…) tại khu vực cửa khẩu biên giới các tỉnh phía bắc, nhất là Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh chủ động, quyết liệt hơn trong việc điều phối và chỉ đạo các lực lượng chức năng thông báo, quản lý phương tiện đưa hàng lên cửa khẩu biên giới, giảm thiểu ngay tình trạng ùn tắc.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp, thương lái điều phối đưa nông sản đang ùn tắc để tiêu thụ, làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất, chế biến trong nước.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị với các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ để có giải pháp tiêu thụ hàng hóa gặp khó khăn trong xuất khẩu.

Giải pháp lâu dài, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan rà soát lại hình thức, chính sách và kiểm soát chặt chẽ hoạt động trao đổi cư dân biên giới, đưa hình thức trao đổi cư dân về đúng bản chất để tăng tỷ lệ xuất khẩu chính ngạch nhằm tận dụng các phương thức vận tải khác như đường biển, đường sắt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng tổng thể quy hoạch vùng trồng và sản xuất nông, thủy sản; bảo đảm đầy đủ các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng hàng hóa; đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa phương thức vận chuyển, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cũng như sự phụ thuộc vào hình thức xuất khẩu “tiểu ngạch”.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao trao đổi với các thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam (EU, Mỹ,…) để tháo gỡ khó khăn trong thời điểm hiện nay và các mặt hàng trái cây khi vào chính vụ thu hoạch tới đây.

Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tiếp tục định hướng báo chí đưa tin đầy đủ khách quan về sự chủ động chỉ đạo từ sớm của lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành, đặc biệt là các địa phương biên giới về những biện pháp, giải pháp khắc phục tình trạng ùn tắc, để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ không tiếp tục đưa hàng lên biên giới trong thời điểm hiện nay.

Khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía bắc

Khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía bắc

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 350/TB-VPCP ngày 27/12/2021 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp trực tuyến về việc tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các tỉnh biên giới phía bắc.

P.V

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,800 ▼200K 84,000
AVPL/SJC HCM 81,800 ▼200K 84,000
AVPL/SJC ĐN 81,800 ▼200K 84,000
Nguyên liệu 9999 - HN 73,250 ▼200K 74,200 ▼200K
Nguyên liệu 999 - HN 73,150 ▼200K 74,100 ▼200K
AVPL/SJC Cần Thơ 81,800 ▼200K 84,000
Cập nhật: 25/04/2024 21:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.000 74.800
TPHCM - SJC 82.300 84.300
Hà Nội - PNJ 73.000 74.800
Hà Nội - SJC 82.300 84.300
Đà Nẵng - PNJ 73.000 74.800
Đà Nẵng - SJC 82.300 84.300
Miền Tây - PNJ 73.000 74.800
Miền Tây - SJC 82.000 ▼500K 84.300 ▼200K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.000 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.300 84.300
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.000
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 72.900 73.700
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.030 55.430
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.870 43.270
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.410 30.810
Cập nhật: 25/04/2024 21:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,305 ▼15K 7,510 ▼15K
Trang sức 99.9 7,295 ▼15K 7,500 ▼15K
NL 99.99 7,300 ▼15K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,280 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,370 ▼15K 7,540 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,370 ▼15K 7,540 ▼15K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,370 ▼15K 7,540 ▼15K
Miếng SJC Thái Bình 8,230 ▼10K 8,430 ▼10K
Miếng SJC Nghệ An 8,230 ▼10K 8,430 ▼10K
Miếng SJC Hà Nội 8,230 ▼10K 8,430 ▼10K
Cập nhật: 25/04/2024 21:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,000 ▼500K 84,300 ▼200K
SJC 5c 82,000 ▼500K 84,320 ▼200K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,000 ▼500K 84,330 ▼200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,100 74,800 ▼100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,100 74,900 ▼100K
Nữ Trang 99.99% 72,900 74,000 ▼100K
Nữ Trang 99% 71,267 ▼99K 73,267 ▼99K
Nữ Trang 68% 47,975 ▼68K 50,475 ▼68K
Nữ Trang 41.7% 28,511 ▼42K 31,011 ▼42K
Cập nhật: 25/04/2024 21:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,132.31 16,295.26 16,818.06
CAD 18,084.86 18,267.53 18,853.61
CHF 27,078.76 27,352.28 28,229.82
CNY 3,428.68 3,463.32 3,574.97
DKK - 3,581.24 3,718.38
EUR 26,509.78 26,777.56 27,963.40
GBP 30,937.15 31,249.64 32,252.22
HKD 3,157.93 3,189.82 3,292.16
INR - 303.56 315.69
JPY 158.10 159.69 167.33
KRW 15.97 17.75 19.36
KWD - 82,247.73 85,536.02
MYR - 5,254.14 5,368.74
NOK - 2,269.41 2,365.76
RUB - 261.89 289.91
SAR - 6,745.43 7,015.11
SEK - 2,290.51 2,387.76
SGD 18,188.62 18,372.35 18,961.78
THB 605.39 672.66 698.42
USD 25,137.00 25,167.00 25,477.00
Cập nhật: 25/04/2024 21:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,142 16,162 16,762
CAD 18,161 18,171 18,871
CHF 27,176 27,196 28,146
CNY - 3,428 3,568
DKK - 3,548 3,718
EUR #26,266 26,476 27,766
GBP 31,059 31,069 32,239
HKD 3,108 3,118 3,313
JPY 158.66 158.81 168.36
KRW 16.18 16.38 20.18
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,223 2,343
NZD 14,764 14,774 15,354
SEK - 2,239 2,374
SGD 18,052 18,062 18,862
THB 630.66 670.66 698.66
USD #25,070 25,070 25,477
Cập nhật: 25/04/2024 21:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,155.00 25,475.00
EUR 26,606.00 26,713.00 27,894.00
GBP 30,936.00 31,123.00 32,079.00
HKD 3,170.00 3,183.00 3,285.00
CHF 27,180.00 27,289.00 28,124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16,185.00 16,250.30 16,742.00
SGD 18,268.00 18,341.00 18,877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18,163.00 18,236.00 18,767.00
NZD 14,805.00 15,299.00
KRW 17.62 19.25
Cập nhật: 25/04/2024 21:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25155 25155 25477
AUD 16349 16399 16909
CAD 18342 18392 18848
CHF 27509 27559 28112
CNY 0 3463.6 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26943 26993 27703
GBP 31492 31542 32200
HKD 0 3140 0
JPY 160.89 161.39 165.9
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0381 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14917 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18446 18496 19057
THB 0 644.5 0
TWD 0 779 0
XAU 8250000 8250000 8420000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 25/04/2024 21:45