“Thành nhân” hay “thành tài”?

11:08 | 26/11/2020

355 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Dần dà, chúng ta cố gắng trở nên thành công, “thành tài” trong xã hội xô bồ mà dần quên đi những khái niệm để “thành nhân”.

Cuộc sống hối hả, con người ta đứng trong một vòng xoáy cơm – áo – gạo – tiền đầy áp lực và không lối thoát. Ai ai cũng cố chạy đua để mình trờ thành một người có tài, để có một cuộc sống ổn định, bằng bạn bằng bè và hơn nữa.

Khái niệm phải nên người dần trở nên lu mờ sau những bon chen, luồn lách. Bởi khi ý thức đã bị thay đổi, mọi ý niệm trong đầu cũng sẽ dần bị thay thế đi. Cái cũ sẽ chẳng còn nữa mà sẽ bị cái mới thế chỗ từ những thích nghi bên ngoài.

Mấu chốt là khi con người còn ngồi trên ghế nhà trường, sống trong gia đình đã ít khi được trau dồi về đạo đức để “thành nhân” cho sau này. Cho nên, sau một thời gian rời khỏi ghế học đường, rời khỏi gia đình, bươn chải trong xã hội khiến con người dễ quên đi là điều hiển nhiên.

Cuộc sống cần nhiều hơn những giá trị thật, sự bao dung và tử tế.
Cuộc sống cần nhiều hơn những giá trị thật, sự bao dung và tử tế.

Thực tế, giáo dục hiện nay quá đặt nặng vấn đề kiến thức. Áp đặt trong giáo dục đã khiến học sinh lúc nào cũng phải cố gắng tài giỏi để không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ, công sức của thầy cô. Để rồi sáng học, chiều học, tối học. Học không ngừng nghỉ từ nhà trường đến trung tâm gia sư, học thêm rồi học tại nhà.

Rồi “Tiên học lễ, hậu học văn” chẳng còn mấy ý nghĩa nữa. Khi các môn học cứ thể bủa vây học sinh, những tiết học về cách sống dần bị thu hẹp. Những hoạt động tìm hiểu về cách làm người, cách biết hiền dịu làm sao cho đời thanh thản bị thay bằng những cuộc thi đua để chiếm thứ hạng. Điều đó khiến các em dần trở nên ích kỷ, xa rời bạn bè.

Điểm số, danh hiệu lại trở thành thước đo đối với mỗi cá nhân học sinh. Tuổi thơ, tâm thức của những đứa trẻ bị “tráo đổi” để phù hợp với thời cuộc. Ở mọi nơi, học sinh đều được dạy cách nắm bắt, theo đuổi mục tiêu mà quên mất rằng ở sâu bên trong con người chính là giá trị thật, sự bao dung và tử tế. Dần dà, chính bản thân trở nên lãnh cảm, hay ác cảm nhiều hơn, khó buông bỏ những cảm xúc tiêu cực.

Điều đó đã dẫn đến nhiều hệ lụy, khi mà bạo lực, tệ nạn, phạm pháp nơi học đường liên tục xảy ra. Khi ngoài xã hội vẫn có nhiều con người thực hiện các hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức. Đánh ghen, xúc phạm nhân quyền, tham nhũng,... vẫn thường xuyên tái diễn. Đó là những lỗ hổng của tâm thức thiếu đi những định hướng về nhân cách.

Việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình con người hoàn thiện bản thân, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Đây là lứa tuổi rất dễ để ghi nhớ và học theo và cũng là lứa tuổi dễ “uốn nắn”. Không những thường xuyên trau dồi đạo đức mà nhà trường cũng cần phải định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người cho học sinh.

Cho nên, công tác giảng dạy, truyền đạt cách làm người rất cần thiết để học sinh có kỹ năng sống tốt, có thể điều chỉnh mọi hành vi của mình sao cho phù hợp khi hòa nhập với xã hội. Từ những việc làm thiết thực, mỗi con người sẽ có những đóng góp hữu ích tạo nên một xã hội văn minh, lành mạnh. Đó chính là đặt nền móng cho đạo đức, tri thức.

“Thành tài” hiển nhiên là điều mọi người mong mỏi, là hy vọng của mỗi cá nhân. Và việc xử dụng tài trí để vận hành đời sống theo cách tốt nhất chính là hiệu quả toàn diện của giáo dục.

Nhưng có tài phải đi đôi với đức, có như thế, cuộc sống mới dung hòa. Phải nên người trước khi trở nên tài giỏi. Nên, cuộc sống cần nhiều hơn những giá trị thật, sự bao dung và tử tế. Trong giai đoạn cải cách giáo dục, có lẽ ta cần nhiều hơn những sự thay đổi...

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

VEC 2020: Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễnVEC 2020: Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn
Hàn Quốc: Trí tuệ nhân tạo sẽ thành môn học phổ thông từ 2021Hàn Quốc: Trí tuệ nhân tạo sẽ thành môn học phổ thông từ 2021
Hai chuyên gia người Anh bàn phương pháp giáo dục không trừng phạtHai chuyên gia người Anh bàn phương pháp giáo dục không trừng phạt

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.