Tên lửa trên đường sắt - vũ khí mới lợi hại của Nga

13:10 | 26/03/2019

1,207 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nga đã tìm ra một giải pháp mà Moscow coi đó là một câu trả lời xứng đáng với việc Washington đơn phương rút khỏi hiệp ước giải trừ tên lửa…  

Để khôi phục sự cân bằng tên lửa hạt nhân với Hoa Kỳ, Nga có thể phục hồi tổ hợp tàu đường sắt mang tên lửa đạn đạo “Molodets” (BRZK), hay còn gọi là Scalpel theo phân loại của NATO. Các chuyên gia quân sự nước ngoài và giới quan sát nói chung đều cho rằng Lầu năm góc sẽ khó mà đương cự được một thứ vũ khí đáng gờm như vậy.

ten lua tren duong sat vu khi moi loi hai cua nga
Mẫu phức hợp BRZK “Molodets”

Vũ khí đáng gờm

BRZK "Molodets" được chính thức trang bị cho quân đội Liên Xô vào ngày 28/11/1987. Đến cuối năm 1989, 56 “bệ phóng trên đường ray” đã được triển khai trên lãnh thổ của Liên bang Nga và của Cộng hòa Ukraine (tổng cộng 3 sư đoàn tên lửa). Nhưng sau đó, các tổ hợp tên lửa này đã bị xóa sổ đưa đi làm phế liệu để tuân thủ hiệp ước về việc giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (START).

Ưu điểm chính của loại vũ khí này là tính khó nắm bắt: đối phương sẽ không thể phát hiện tên lửa có đầu đạn hạt nhân di chuyển tự do trên đường sắt, và ngay cả khi tìm thấy cũng sẽ không thể ngăn chặn việc phóng. Đồng thời, dù rất muốn tạo ra một loại vũ khí tương tự “Molodets”, Lầu năm góc đã huy động những công ty hàng đầu của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ như Boeing, Martin Marietta, Westinghouse Marine Division và St. Louis nhưng cuối cùng đã không thể hoàn thành chương trình này.

Khôi phục "Molodets" ở dạng như trước đây là không thể và cũng không nhất thiết. Thứ nhất, tên lửa 15Zh61, sử dụng cho BRZK, được sản xuất tại Nhà máy cơ khí Pavlograd, hiện thuộc về lãnh thổ Ukraine. Thứ hai, tổ hợp này có nhược điểm: do trọng lượng khổng lồ của tên lửa (gần 100 tấn), phải cần đến ba đầu máy diesel để kéo tàu cùng một lúc và những toa chở bệ phóng cần phải lắp thêm trục bánh xe, vì thế rất khó "ẩn mình" với những đoàn tàu bình thường. Thứ ba, vào năm 2003, khi Hiệp ước START-2 được ký kết, phía Nga đã chấm dứt việc sử dụng tổ hợp “Molodets”, hệ thống điều khiển và vận hành của BRZK cũng đã trở nên lỗi thời.

Phiên bản cải tiến: gọn nhẹ, hiệu quả hơn

Khi Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF), mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Liên bang Nga đã được đặt ra. Các chuyên gia đã nghĩ đến việc tạo ra một phiên bản cải tiến của "Molodets", mang tên mới là Barguzin. Lần đầu tiên, Bộ Quốc phòng bắt đầu nói về sự phục hồi tàu hỏa tên lửa là vào năm 2009, sau đó vào năm 2013, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yuri Borisov tuyên bố bắt đầu phát triển một thế hệ BRZK mới. Dự thảo thiết kế và các tài liệu kỹ thuật liên quan được chuẩn bị trong năm 2014 và các bài kiểm tra thử nghiệm đầu tiên đã được tiến hành vào năm 2016.

Viện Kỹ thuật Nhiệt Moscow đã tham gia phát triển phức hợp tên lửa trên đường ray. Theo yêu cầu kỹ thuật, BRZK mới sẽ có những toa xe giống hệt với những toa chở hàng thông thường không chỉ về kích thước, mà còn về tải trọng. Nhờ đó, công nhân đường sắt sẽ không phải gia cố các tuyến đường sắt mà Barguzin đi qua, như vậy sẽ bớt được một công việc vô cùng tốn kém.

Barguzin sẽ mang trên mình một tên lửa mới, RS-26/24 Yars-M, nặng 49 tấn; tầm bắn - từ 6 nghìn đến 11 nghìn km, 4 đầu đạn hạt nhân cộng với 4 đầu đạn bình thường, đương lượng nổ - lên tới 300 kiloton). Điều này cho phép tạo ra một tổ hợp phóng có thể đặt gọn trên một toa xe chở hàng tiêu chuẩn có sức chở 66-68 tấn. Do đó, đối với các loại thiết bị do thám cả từ trên không lẫn mặt đất, tổ hợp BRZK mới đã trở nên không thể phân biệt với những đoàn tàu chở hàng thông thường.

Trước đây, hoạt động của BRZK đã từng bị đình chỉ, nhưng việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF có thể giúp dự án được bật đèn xanh trở lại. Người Mỹ đã vô cùng giận dữ với sự xuất hiện của Barguzin ở Nga. Tàu hỏa tên lửa của Nga rõ ràng là một loại thuốc giải độc hiệu quả, chống lại chiến lược tấn công của Washington: chúng không chỉ không thể bị phá hủy bằng một cuộc tấn công chính xác mà còn có thể bay đến địa chỉ chính xác của kẻ tấn công.

ten lua tren duong sat vu khi moi loi hai cua ngaMỹ phải mua động cơ tên lửa của Nga
ten lua tren duong sat vu khi moi loi hai cua ngaIsrael tấn công kiện hàng tên lửa của Nga giao cho Syria

Bá Thủy

RT

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc