Tên cướp ngân hàng khét tiếng nhất nước Mỹ (Phần 3)

07:15 | 14/05/2019

613 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chiều 26-9, 10 tên tụ tập lại với trang phục của nhà máy sản xuất quần áo tù. Súng được giao cho Makley, Pierpont và Hamilton, những người khác dùng súng giả. Tên cầm đầu dùng khẩu súng thứ 4 khống chế giám đốc xưởng may để ép ông dẫn chúng ra khỏi nhà tù.Khi bọn chúng gần tới cổng chính, quản giáo Kunkel mới bắt đầu nghi ngờ, có ai đó hét lên “Tù nhân vượt ngục”. Pierpont nhanh chóng hướng khẩu súng về phía Kunkel và bắn một phát vào bụng anh ta.
ten cuop ngan hang khet tieng nhat nuoc my phan 3Tên cướp ngân hàng khét tiếng nhất nước Mỹ (Phần 2)
ten cuop ngan hang khet tieng nhat nuoc my phan 3Tên cướp ngân hàng khét tiếng nhất nước Mỹ
ten cuop ngan hang khet tieng nhat nuoc my phan 3Vụ cướp Ngân hàng hoàn hảo nhất nước Mỹ (Phần 8)

Xây dựng kế hoạch đào tẩu

Johnnie đến Dayton, nhà một kẻ trong băng đảng đang mắc kẹt trong trại để bàn về việc tẩu thoát và tò mò về cô em gái mà tên này hay nhắc đến, Mary Longnaker. Bà mẹ một con 23 tuổi đã ly dị chồng khiến Johnnie mê mẩn ngay lần đầu và sau đó luôn kèm theo những lời tán tỉnh mỗi khi hắn viết thư cho cô bàn về kế hoạch tẩu thoát.

ten cuop ngan hang khet tieng nhat nuoc my phan 3

Johnnie Dillinger và Mary Longnaker

Với vẻ ngoài hào nhoáng và lời lẽ có cánh, Johnnie không khiến Mary Longnaker để ý. Tuy nhiên, vì kế hoạch tẩu thoát của anh trai mình, Mary duy trì mối quan hệ tốt với Johnnie và nhận làm người yêu của hắn.

Cảnh sát trưởng Matt Leach nhanh chóng có được thông tin Johnnie thường hay tới Dayton thăm Mary. Đầu tháng 9-1933, khi biết Johnnie sẽ tới Dayton trong vài ngày nữa, Matt Leach đã tới đấy cùng với một đồng nghiệp của mình, họ thuê căn nhà đối diện với nơi Johnnie hay lui tới.

Trong khi đó, Dillinger và Harry Copeland liên tiếp gây ra những vụ cướp ngân hàng tại bang Ohio và Indiana để gom đủ số tiền cần thiết cho việc tẩu thoát của những kẻ mắc kẹt trong tù. Vụ may mắn nhất của chúng là tấn công chi nhánh Massachusetts của ngân hàng nhà nước ở Indianapolis ngày 6-9-1933. Số tiền chúng cướp được lên tới 25 nghìn đôla. Bây giờ Johnnir Dilliger đã có đủ số tiền cho kê hoạch đào tẩu của đồng bọn.

Công tác chuẩn bị

Sau khi gom đủ số tiền cho kế hoạch vượt ngục, Johnnie nhanh chóng bắt tay vào những việc cần thiết với sự giúp đỡ của Pearl Elliott và Mary Kinder, từng là thân cận của Pierpont. Pearl Elliott gửi thư cho Pierpont trong tù và chuyển các khoản hối lộ tới những nơi cần thiết. Mary Kinder tìm mua một ngôi nhà an toàn cho những kẻ vượt ngục lẩn tránh sau này.

Johnnie mua súng và ném những khẩu súng được bọc cẩn thận vào bên trong trại giam, gần với sân thể thao. Nhưng không may mắn cho hắn, một tù nhân khác đã nhặt được và đem nộp cho quản lý trại. Nghi ngờ một số đối tượng, trong đó có những thành viên trong kế hoạch của Johnnie, quản lý đã sắp xếp biệt giam chúng.

Qua Pearl Elliott, Pierpont đã khéo léo hướng dẫn Johnnie cách chuyển những khẩu súng vào trong tù thông qua những người làm việc trong xưởng may quần áo cho tù nhân. Johnnie đã làm tốt điều đó và kế hoạch tẩu thoát được dự kiến vào ngày 27-9.

ten cuop ngan hang khet tieng nhat nuoc my phan 3

Tên thủ lĩnh cướp tù và cướp ngân hàng

Ngày 22-9, như đã hứa, Johnnie quay lại Dayton thăm Mary Longnaker. Cảnh sát Matt Leach đã rời khỏi Dayton sau khi chờ đợi nhiều ngày, ông yêu cầu chủ nhà gọi cho ông nếu Johnnie xuất hiện.

Ngay khi Johnnie xuất hiện, với sự thông báo của chủ nhà, cảnh sát Dayton đã nhanh chóng đột nhập nhà Mary Longnaker và bắt được Johnnie. Johnnie bị giam tại nhà giam Lima, Ohio. Trong thời gian đó, một kế hoạch vượt ngục mạo hiểm chuẩn bị được thực hiện.

Một chiếc hộp lớn từ xưởng may quần áo tù được chuyển tới nhà tù Michigan. Tên Walter Dietrich, đệ tử của kẻ chuyên cướp ngân hàng "Baron" Lamm đã nhận được 4 khẩu súng ngắn cùng những hộp đạn trong chiếc hộp đựng quần áo mà Johnnie đã sắp xếp trước đó.

Kế hoạch lại được dự kiến ngày 25-9, nhưng Pierpont lo sợ kế hoạch có nguy bị rò gỉ ra ngoài, nên chúng thống nhất hành động ngày 26-9. Nhưng trên thực tế, tên quản ngục mới Louis Kunkel, không hề biết gì về kế hoạch này.

Thoát khỏi nhà tù Michigan

Chiều 26-9, 10 tên tụ tập lại với trang phục của nhà máy sản xuất quần áo tù. Súng được giao cho Makley, Pierpont và Hamilton, những người khác dùng súng giả. Tên cầm đầu dùng khẩu súng thứ 4 khống chế giám đốc xưởng may để ép ông dẫn chúng ra khỏi nhà tù.

Khi bọn chúng gần tới cổng chính, Kunkel mới bắt đầu nghi ngờ, có ai đó hét lên “Tù nhân vượt ngục”. Pierpont nhanh chóng hướng khẩu súng về phía Kunkel và bắn một phát vào bụng anh ta.

Tất cả thoát ra ngoài, trời đổ mưa lớn. Ba tên cướp chiếc xe của cảnh sát và lái thẳng về phía Chicago. Những tên còn lại bao gồm Pierpont và Makley cướp xe tại trạm xăng gần đó và lái xe tới Indianapolis.

Vụ vượt ngục lớn nhất trong lịch sử Indiana vừa được thực hiện. Cùng với một vài vụ khác sau này, nhà tù nổi tiếng nghiêm ngặt tại thành phố Michigan có cái tên mới “Nhà tù giấy”.

Những kẻ vượt ngục tìm đến căn nhà được chuẩn bị sẵn bởi Mary Kinder ở Hamilton, Ohio, thoát khỏi cuộc phong tỏa của cảnh sát Matt Leach.

ten cuop ngan hang khet tieng nhat nuoc my phan 3

Nhà tù trang bị hệ thống bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng vẫn có những cuộc đào tẩu của tù nhân. Ảnh minh họa.

Trong quá trình chạy trốn, Jim Jenkins, anh trai của Mary Longnaker đã bị bắn chết. Mary Kinder, tình nhân của Pierpont, tái gia nhập băng đảng và đồng ý làm “người giao dịch” cho những vụ cướp ngân hàng tiếp theo.

Makley hướng băng đảng của mình cướp những ngân hàng tại quê hắn tại đường Marys, Ohio. Mặc dù các ngân hàng này đã bị đóng cửa bởi Bộ tài chính, và chỉ còn một khoản tiền nhỏ cho việc tái mở cửa những lại là những nơi dễ đột nhập nhất.

Sau những vụ cướp tại đây, chúng cướp được hơn 11 nghìn đôla, nhiều hơn số tiền chúng cần để tấn công nhà tù Lima, nơi Johnnie đang bị giam giữ.

Trong thời gian bị giam tai Lima, Johnnie viết thư cho cha mình và lần đầu tiên hắn nói lên những suy nghĩ về những gì hắn đang làm, ví như tham gia một trò chơi và nhất định hắn sẽ thắng. Tại nhà tù Kima, Johnnie được đối xử rất tốt bởi cảnh sát trưởng Jess Sarber và vợ ông. Hai người cùng sống trong trại.

Theo như yêu cầu của Johnnie, Pierpont đưa Evelyn Billie Fréchette, một phụ nữ Ấn Độ lai Mỹ xinh đẹp tới thăm Johnnie trong tù với mục đích quan sát kỹ khu vực trước khi chúng thực hiện cuộc vượt ngục. Họ trao đổi với luật sư địa phương về việc Evelyn Billie Fréchette, "chị gái” của Johnnie muốn thăm hắn, vị luật sư nói sẽ thông báo cho cảnh sát trưởng Sarber vào ngày hôm sau.

Lo ngại cảnh sát Sarber sẽ gây khó dễ, Pierpont quyết định cướp ngục ngay hôm đó. 6.20 tối, Pierpont, Makley và Clark tay lăm lăm súng tiến về phía nhà tù.

Cảnh sát Saber và vợ mình đang ăn tối, Pierpont nói với họ rằng, "Chúng tôi là nhân viên điều tra của thành phố Michigan, chúng tôi muốn thăm Johnnie.” Cảnh sát Saber nhanh chóng hiểu ra vấn đề và hỏi chúng vài thông tin, Pierpont mất bình tĩnh bắn thẳng về phía Saber khiến ông loạng choạng.

Makley dùng súng đánh thêm một phát vào đầu khiền Saber quỵ hẳn. Vợ ông sợ hãi giao chià khóa cho chúng giải thoát Johnnie. Cảnh sát trưởng Saber mất sau đó một tiếng rưỡi. Johnie đã thoát khỏi nhà tù cùng đồng bọn.

Johnnie và đồng bọn thành lập băng đảng mới. Tất cả đã sẵn sàng cho cho việc “thôn tính” các ngân hàng.

(Còn tiếp)

Thiên Phú