Tập đoàn điện lực Pháp đòi Chính phủ bồi thường 8 tỷ euro

11:14 | 11/08/2022

1,076 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Khó chịu với các điều khoản từ "lá chắn thuế", Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF) đang đẩy nhanh tiến trình đòi bồi thường hơn 8 tỷ euro từ Chính phủ Pháp - cổ đông chính và sắp tới sẽ trở thành cổ đông duy nhất của công ty này.
Tập đoàn điện lực Pháp đòi Chính phủ bồi thường 8 tỷ euro

Hôm 9/8, EDF đã đệ đơn kháng cáo lên tòa án tối cao của Pháp yêu cầu bồi thường khoản tiền 8,34 tỷ euro từ chính quyền Pháp.

Theo thỏa thuận, để ngăn chặn việc tăng giá điện quy định lên 4% vào năm 2022, Chính phủ đã buộc EDF phải tăng 20% ​​hạn ngạch bán điện hàng năm với giá giảm cho các đối thủ cạnh tranh lên 120 TWh (so với 100 TWh trước đây).

Việc mua bán này được thực hiện trong khuôn khổ cơ chế có tên gọi “Quyền tiếp cận điện hạt nhân truyền thống (Arenh)”. EDF thường xuyên lên tiếng về chính sách này, vì Arenh buộc tập đoàn phải bán điện với giá thấp, trong khi đây lại là thời điểm giá điện đang đạt đỉnh trên các thị trường bán sỉ.

Theo đại diện chính phủ Pháp: “Nhà nước sẽ tiếp tục bảo vệ cơ chế Arenh trước Tòa án Tối cao, vì họ đã đề cao lợi ích chung xuất phát từ quyết định này vào tháng 7/2021”. Chính phủ dự đoán hành động của EDF sẽ "không tạo ra được diễn biến bất ngờ nào”.

Tương tự, nhà nước cũng đang bảo vệ tầm quan trọng của “lá chắn thuế”. Pháp lập luận: “Nếu không có những biện pháp này, đặc biệt là sự bổ trợ của chính sách Arenh, giá điện sẽ tăng 35% kể từ ngày 1/2/2022”.

EDF hiện phải mua khối lượng điện với giá cắt cổ trên thị trường để bán lại cho các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp ước tính biện pháp này sẽ làm giảm tổng thặng dư hoạt động (Ebitda) khoảng 10 tỷ euro trong năm 2022.

Chưa kể, sự sụt giảm sản lượng điện hạt nhân xuất phát từ vấn đề ở nhiều lò phản ứng bị ăn mòn sẽ khiến EDF mất thêm không dưới 24 tỷ euro.

Kết quả, tập đoàn bị suy yếu về tài chính, nợ nần chồng chất, lại phải chịu gánh nặng thực hiện chương trình khí hậu đầy tham vọng bao gồm việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân EPR mới ở Pháp song song với việc phát triển năng lượng tái tạo.

Hiện Pháp đang đặt chiến lược trọng tâm này lên làm ưu tiên hàng đầu, cao hơn cả những sự kiện xoay quanh chiến tranh Nga-Ukraine, vốn là tiêu đề làm nổi bật vấn đề phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Chiến lược trên nằm trong chính sách khí hậu của Pháp.

Để giành quyền kiểm soát hoàn toàn, vào tháng 7/2022, chính phủ Pháp đã quyết định quốc hữu hóa 100% cổ phần của tập đoàn EDF. Hiện nhà nước sở hữu 84% cổ phần. Hoạt động quốc hữu hóa sẽ được thực hiện thông qua việc đấu thầu tiếp quản (OPA) với giá 9,7 tỷ euro. Dự kiến ​​OPA sẽ được bắt đầu vào đầu tháng 9.

Theo nhà nước Pháp, các thông báo hôm 9/8 của EDF "không làm thay đổi nguyên tắc, phương pháp và lịch trình" của việc mua lại cổ phần.

Tập đoàn điện lực Pháp mua 50% dự án điện gió ngoài khơi IrelandTập đoàn điện lực Pháp mua 50% dự án điện gió ngoài khơi Ireland
Tập đoàn điện lực Pháp EDF bị phạt 1,8 triệu euroTập đoàn điện lực Pháp EDF bị phạt 1,8 triệu euro

Ngọc Duyên

AFP