Tăng tuổi nghỉ hưu: Cần có sự điều chỉnh phù hợp

19:00 | 16/05/2019

172 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Mới đây, tại Hội thảo Lấy ý kiến tham gia dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét và điều chỉnh hợp lý trong việc tăng tuổi nghỉ hưu.    
tang tuoi nghi huu can co su dieu chinh phu hopTăng tuổi nghỉ hưu: Tầm nhìn dài hạn
tang tuoi nghi huu can co su dieu chinh phu hopTăng tuổi hưu có ảnh hưởng tới việc làm của người trẻ?
tang tuoi nghi huu can co su dieu chinh phu hopCó bảo đảm quyền lợi người lao động?

Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động cho biết, dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung (nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi), thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định về tuổi nghỉ hưu; đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được quyền nghỉ hưu sớm, hoặc muộn hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung.

tang tuoi nghi huu can co su dieu chinh phu hop
Người hưu trí lĩnh lương hưu (Ảnh minh họa)

Về việc điều chỉnh, tăng tuổi nghỉ hưu này, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động cho rằng phải có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình, không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động, bình đẳng giới.

Đánh giá về tuổi quy định nghỉ hưu, Thạc sĩ Hà Thị Thanh Vân, Phó giám đốc Học viện Phụ nữ cho rằng, nam giới nghỉ hưu ở tuổi 60 (hiện hành) hoặc 62 (dự kiến), phụ nữ nghỉ hưu ở độ tuổi 55 (hiện hành) hoặc 60 (dự kiến) là bất bình đẳng giới, cần phải được xóa bỏ khoảng cách 2 hoặc 5 tuổi này, tạo ra một mặt bằng tuổi như nhau.

Bà Vân nói: “Tuổi nghỉ hưu chênh lệch theo hướng phụ nữ thấp hơn nam giới được coi là “ưu tiên” trong một thời gian dài, nhưng thực tế lại không phải “ưu tiên” mà là rào cản vì các chính sách về đào tạo, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, hưởng lương hưu… đều lấy tuổi nghỉ hưu là mốc để quy định, nên thực tế nhiều phụ nữ đã chịu thiệt thòi vì lý do không đủ tuổi theo quy định, không đủ năm đóng bảo hiểm xã hội, không đủ điều kiện hưởng tỉ lệ lương hưu cao nhất”.

Đại diện cho hơn 10.000 công nhân Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại TNG Thái Nguyên, bà Nguyễn Thị Thu Hiền (48 tuổi) mong muốn việc tăng tuổi nghỉ hưu đối với bộ phận lao động trực tiếp cần phải xem xét và điều chỉnh hợp lí. Bởi ở độ tuổi 60, người lao động xuất hiện những bệnh tật của lão hóa dẫn đến năng suất lao động giảm, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của những người trẻ.

Đồng quan điểm, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội cho rằng, đối với một số ngành nghề thâm dụng lao động như dệt may, da dày, lắp giáp linh kiện điện tử… vẫn có quyền nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn quy định hiện hành. Việc điều chỉnh tăng tuổi hưu chỉ nên áp dụng với những người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu, ông Ngọ Duy Hiểu cho biết, sẽ tiếp thu và trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp khai mạc vào ngày 20/5 để đưa ra Bộ luật Lao động có tính khả thi cho người lao động.

Nguyễn Bách

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc