Tăng cường nhận thức tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Tham dự hội nghị, có đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), cùng đại diện các Bộ, ngành liên quan, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố. Dự hội nghị còn có các đại diện của Trung tâm khuyến công, Trung tâm tiết kiệm năng lượng các tỉnh/thành phố, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các tỉnh, thành trên toàn quốc.
Toàn cảnh hội nghị do Bộ Công Thương tổ chức. |
Kể từ 2015, Việt Nam đã chuyển từ nước xuất khẩu năng lượng sang nhập siêu về năng lượng và phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch nhập khẩu. Do đó, việc đầu tư phát triển các dự án nguồn và lưới điện đã đặt ra nhiều vấn đề lớn. Đồng thời, các nguồn năng lượng tái tạo cũng có giá thành cao, bị giới hạn về tỉ trọng công suất và rào cản kỹ thuật trong việc vận hành ổn định hệ thống. Do đó, việc sử dụng điện, năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung ứng điện, bảo vệ nguồn tài nguyên năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Các đại biểu tham dự hội nghị. |
Ngày 13/3/2019, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chương trình hướng đến mục tiêu tiết kiệm được khoảng 5-7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn đến năm 2025 và đạt từ 8-10% trong cả giai đoạn từ 2019 đến năm 2030. Chương trình cũng đề ra các giải pháp toàn diện và đồng bộ trong việc xây dựng, kiện toàn và thực thi mạnh mẽ các quy định pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thiết lập các cơ chế ưu đãi, khuyến khích, các hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính để thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trên tất cả các mặt của nền kinh tế và của toàn xã hội.
Bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phát biểu tại hội nghị. |
Phát biểu khai mạc, bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết, nhiều chủ trương, đường lối, chính sách nhằm chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển dịch năng lượng, hướng đến một nền kinh tế xanh, tuần hoàn và phát triển bền vững đã và đang được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm đề ra.
"Bên cạnh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Bộ Công Thương cũng đã và đang triển khai mạnh mẽ Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030. Chương trình tiếp cận theo vòng đời sản phẩm từ khâu khai thác, thiết kế, chế biến, sản xuất, tiêu dùng, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và thải ra môi trường và hướng đến nền kinh tế tuần hoàn. Chương trình cũng tiếp cận theo hướng toàn diện, theo xu hướng thế giới nhằm bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, nhiên liệu và nguyên vật liệu", bà Nguyễn Thị Lâm Giang phát biểu.
Đồng thời, chương trình cũng khích các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân áp dụng khoa học, công nghệ và thay đổi phương thức quản lý nhằm hướng đến sản xuất xuất bền vững. Bên cạnh đó, Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 còn định hướng và thay đổi hành vi tiêu dùng hướng đến tiêu dùng bền vững tại Việt Nam, qua đó góp phần đạt được các mục tiêu đã đặt ra của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Các đại biểu thực hiện nghi thức phát động cuộc thi “Khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng”. |
Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024, Hội nghị quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024 và phát động cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng được tổ chức với mong muốn tất cả các đơn vị sẽ nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững, cùng nhau thúc đẩy, triển khai mạnh mẽ các hoạt động này từ trung ương đến địa phương. Đây cũng là nơi để các đơn vị chia sẻ kinh nghiệm, những vướng mắc, khó khăn cũng như những thuận lợi để cùng nhau hướng đến một nền kinh tế xanh, tuần hoàn và bảo vệ môi trường.
Tại hội nghị, đại diện các cơ quan quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp, đã trình bày các tham luận theo các chủ đề liên quan, qua đó cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận, đưa ra các định hướng, giải pháp thực hiện các mục tiêu của Chương trình trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Trong khuôn khổ hội nghị, Bộ Công Thương và Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) cũng đã tổ chức phát động cuộc thi “Khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng”.
T.L
-
Thúc đẩy chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm sang EU
-
Giải pháp phát triển các giống cây đậu tương trong tương lai
-
Hướng tới đàm phán thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa
-
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam: Đánh giá 5 năm thực hiện quy hoạch báo chí
-
Vai trò của lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững