Tài chính giáo dục đại học: Nhu cầu và tiềm năng cải cách tại Việt Nam

14:01 | 03/07/2018

1,323 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 2/7 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Đại học Quốc gia Australia tổ chức hội thảo "Tài chính giáo dục đại học: Nhu cầu và tiềm năng cải cách tại Việt Nam".  
tai chinh giao duc dai hoc nhu cau va tiem nang cai cach tai viet nam
PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhấn mạnh: Vấn đề cải cách cơ chế tài chính giáo dục đại học từ khi đổi mới đến nay luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh nguồn lực từ ngân sách Nhà nước còn đang hạn hẹp so với nhu cầu giáo dục đại học của xã hội, vấn đề chia sẻ chi phí giáo dục đại học đang được các nhà quản lí chính sách, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhằm thu hút và khai thác hiệu quả hơn nữa nguồn lực tài chính trong xã hội và các tổ chức tín dụng phục vụ cho giáo dục đại học.

PGS.TS. Bùi Nhật Quang chia sẻ, mô hình cho vay tín dụng đối với sinh viên đại học đã được vận dụng ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam, tuy nhiên mức độ thành công rất khác nhau, với điều kiện thể chế và đặc thù ở Việt Nam việc học hỏi, vận dụng mô hình thế giới vào Việt Nam cần được nghiên cứu trao đổi, thảo luận giữa các nhà chính sách, các nhà quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu, khoa học, các tổ chức tín dụng tại hội thảo sẽ rất hữu ích cho việc xây dựng mô hình, cơ chế chính sách cho vay tín dụng đối với sinh viên đại học tại Việt Nam.

tai chinh giao duc dai hoc nhu cau va tiem nang cai cach tai viet nam
Toàn cảnh hội thảo

Với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức như việc nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục, nhất là dịch vụ giáo dục đại học kết hợp với giảm bớt hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước và thách thức từ việc đảm bảo cũng như mở rộng cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục đại học cho thanh niên Việt Nam nhằm nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ, kỹ năng cho nên kinh tế, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã tập trung thảo luận những vấn đề cần được ưu tiên nghiên cứu, giải quyết từ thực tiễn phát triển của thế giới và của Việt Nam như: Giới thiệu về các chương trình cho sinh viên vay vố; các khoản vay trả theo thu nhập được thực hiện ở Australia và Anh như thế nào?; tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập, lộ trình tăng học phí và năng lực tài chính của sinh viên; và tiềm năng cải cách hệ thống cho sinh viên vay vốn ở Việt Nam.

Phát biểu hội thảo, ông Phí Vĩnh Tường - Phó viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) cho biết: Nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trên nền tảng tăng trưởng năng suất lao động và năng suất tổng hợp các yếu tố (TFP). Nhưng năng suất lao động và TFP lại phụ thuộc vào kết quả tham gia lực lượng lao động có kỹ năng, nhất là những lao động đã qua đào tạo ở hệ đại học và cao đẳng. Đây sẽ là thách thức lớn đối với nền kinh tế khi tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng thể lực lượng lao động đang tham gia nền kinh tế còn thấp.

Trong khi đó, chi phí cho dịch vụ này chỉ dựa vào sự tài trợ từ nguồn thu nhập của hộ gia đình, đặc biệt là khu vực nông thôn. Do đó, cần phát triển một thị trường cho vay đối với thanh niên theo học đại học và cần tiếp tục nghiên cứu các điều kiện, các vấn đề liên quan đến sự phát triển của thị trường này.

Theo các chuyên gia đến từ Ngân hàng thế giới (WB), hệ thống tài chính giáo dục bậc cao của Việt Nam cần đầu tư vào giáo dục đại học. Đây là cách tiếp cận đúng đắn khi Việt Nam cần xây dựng nền tảng vốn con người để tăng trưởng kinh tế, khi Việt Nam hướng đến chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức cần phải xây dựng một lực lượng lao động có trình độ cao. Do đó đầu tư vào giáo dục đại học là hết sức quan trọng.

tai chinh giao duc dai hoc nhu cau va tiem nang cai cach tai viet nam
Tiến sĩ Đoàn Dung phát biểu tại hội thảo

Tiến sĩ Đoàn Dung, Đại học Quốc gia Australia (ANU) cho rằng, tiềm năng cải cách chương trình tín dụng cho sinh viên ở Việt Nam rất cần thiết, Việt Nam cần có chương trình tín dụng mới cho sinh viên nhằm giữ vững tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất và tính cạnh tranh, tăng nguồn cung lao động có tay nghề cao.

Chương trình tín dụng hiện tại nhỏ, kém hiệu quả, tạo ra gánh nặng lớn đối với người vay có thu nhập thấp và gây thất thoát nguồn thu ngân sách. Một chương trình cho vay giáo dục được thiết kế tốt sẽ có khả năng tiếp cận giáo dục đại học cho sinh viên và tăng nguồn thu ngân sách, đồng thời cải thiện chất lượng hệ thống giáo dục đại học.

Nguyễn Hoan

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.