Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm:

Sức cạnh tranh của nền kinh tế không nên chỉ dựa vào sức người

16:21 | 23/10/2019

1,143 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Phát biểu thảo luận tại hội trường về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) sáng nay, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm - Đoàn ĐBQH TP HCM cho rằng, sức cạnh tranh của nền kinh tế không nên dựa vào chủ yếu là sức lao động của người lao động mà còn là năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, điều kiện làm việc.

Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm không tránh khỏi xúc động khi nói về thực tế cuộc sống của người công nhân, nhìn vào tâm thế của người công nhân khi đi làm và những đứa con của những người công nhân phải xa cha mẹ, phải gửi ông bà trông giữ.

Đại biểu cho biết, qua lấy ý kiến của công nhân thì người công nhân không muốn làm thêm giờ mặc dù thực tế họ cần làm thêm giờ vì tiền lương, thu nhập của người công nhân không đủ để trang trải cuộc sống, nhu cầu tối thiểu.

dai bieu nguyen thi quyet tam suc canh tranh cua nen kinh te khong nen chi dua vao suc nguoi
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm - Đoàn ĐBQH TP HCM

“Vai trò của Quốc hội là làm chính sách để người lao động có thu nhập đủ sống, có thời giờ học tập, nâng cao tay nghề, có thời giờ giải trí, chăm sóc bản thân, gia đình và quan hệ xã hội - những quyền con người được Hiến pháp quy định”, đại biểu nhấn mạnh.

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) cũng đã nêu quan điểm không đồng tình về việc mở rộng khung thỏa thuận về thời gian làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm.

“Quy định này có vẻ như quan tâm đến lợi ích của người lao động và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động trong những lúc cần thiết, cấp bách, hoàn trả đơn hàng. Tuy nhiên, nhìn vào bản chất, nếu đặt ra vấn đề làm thêm giờ thì đi ngược lại sự tiến bộ của xã hội”, đại biểu Quyết Tâm nhìn nhận.

Đại biểu đặt câu hỏi, trong một năm người lao động làm thêm đến 400 giờ thì họ còn có bao nhiêu thời gian để nghỉ ngơi, để có thể phục vụ cho nhu cầu khác như học tập, giải trí, chăm lo cho gia đình, con cái…?

“Có những công nhân hàng chục năm không về quê. Con cái họ sinh ra nhưng không chăm sóc được, phải gửi về quê nhờ bố mẹ chăm thì thử hỏi còn chuyện gì xót xa hơn? Người công nhân cần làm thêm để có thêm thu nhập, vì đồng lương của họ so với mọi trang trải cuộc sống còn quá eo hẹp, thiếu thốn. Nhưng hỏi công nhân có nhu cầu làm thêm không thì họ không có nhu cầu này”, đại biểu tiếp tục nêu.

Trên cơ sở đó, đại biểu cũng đã kiến nghị Quốc hội nên đưa chính sách vào bộ luật để quan tâm đến người lao động theo cách ưu việt, thỏa đáng hơn, giúp cải thiện thu nhập mà vẫn có thời gian để họ nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, con cái.

M.L

dai bieu nguyen thi quyet tam suc canh tranh cua nen kinh te khong nen chi dua vao suc nguoiGiảm giờ làm không mang lại lợi ích cho người lao động?
dai bieu nguyen thi quyet tam suc canh tranh cua nen kinh te khong nen chi dua vao suc nguoiHôm nay 23/10: Quốc hội thảo luận về Bộ luật Lao động (sửa đổi)
dai bieu nguyen thi quyet tam suc canh tranh cua nen kinh te khong nen chi dua vao suc nguoiTăng tuổi nghỉ hưu không ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của lao động trẻ