Sự thật về chích nặn máu ngón tay khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ

15:53 | 13/12/2020

262 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Khi phát hiện người bị đột quỵ, nhiều người dân thường truyền miệng nhau phương pháp sơ cứu là chích nặn máu 10 đầu ngón tay sẽ giúp giảm huyết áp và giảm áp lực lên não. Điều này cũng đã được một số trang mạng xã hội chia sẻ và xem như là “cẩm nang vàng”.
Top 10 thực phẩm phòng chống đột quỵTop 10 thực phẩm phòng chống đột quỵ
Danh hài Chí Tài qua đời vì bị đột quỵDanh hài Chí Tài qua đời vì bị đột quỵ
Làm thế nào để giảm nguy cơ đột quỵ?Làm thế nào để giảm nguy cơ đột quỵ?

Tuy nhiên, theo các bác sĩ Bệnh viện Quận Thủ Đức, TP HCM, đây là cách cấp cứu sai lầm, làm ảnh hưởng đến cơ hội sống sót của bệnh nhân bởi:

1. Thực sự thì lượng máu lấy ra được rất ít, không ảnh hưởng nhiều đến lượng máu trong cơ thể.

2. Theo PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh – Giám đốc Học viện Y học cổ truyền Trung ương, trong đông y, châm 10 đầu ngón tay đồng nghĩa với giảm nguyên khí, tức là làm cho máu không lưu thông, đây là điều không nên làm trong xử trí đột quỵ não, chỉ có những bác sĩ y học cổ truyền mới có thể thực hiện những biện pháp châm máu ở 10 đầu ngón tay và phải có bác sĩ chuyên khoa mới xác định chính xác cần phải xử trí cấp cứu người đột quỵ ra sao.

3. Khi bị đột quỵ, não mới là cơ quan có vấn đề và cần được điều trị cấp cứu, vì khi đó 1 vùng của não không được máu cung cấp nên đã không còn thực hiện được chức năng của nó, gây ra các triệu chứng đột quỵ.

4. Chậm trễ trong việc đưa bệnh nhân đến bệnh viện, làm quá thời gian vàng trong điều trị cấp cứu cho bệnh nhân. Điều này thực sự gây nguy hiểm cho người bệnh vì trong cấp cứu đột quỵ, Thời gian là Não - Time is Brain, thời gian quyết định sự sống của bộ não. Trong khi đó, phương pháp trên vẫn chưa được các nhà y học thừa nhận là có tác dụng đối với đột quỵ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy người thân có một trong các triệu chứng đột quỵ, người nhà cần phải: Gọi người trợ giúp và gọi ngay xe cấp cứu đưa người bệnh đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất có đủ phương tiện, kỹ thuật, chuyên môn tái thông mạch máu não. Trong khi chờ xe cấp cứu, cần phải giữ thông thoáng môi trường chung quanh bệnh nhân để giúp họ thở tốt. Đặt người bệnh nằm trên một mặt phẳng, bề mặt đủ độ cứng để giữ thăng bằng, không đặt lên đệm có độ lún sâu và tránh xê dịch để không làm trầm trọng tình trạng xuất huyết não.

Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, móc hết đàm nhớt ở miệng người bệnh ra nếu có.

Nếu bệnh nhân bất tỉnh hoặc lơ mơ nhưng còn thở bình thường nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn hoặc nằm ngửa, nhưng cần theo dõi kỹ. Nếu bệnh nhân nôn mửa, cần chuyển ngay bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng, tránh sặc chất nôn vào đường hô hấp. Nếu bệnh nhân còn tỉnh hỗ trợ bệnh nhân nằm ở một tư thế thoải mái nhất và theo dõi phản ứng của bệnh nhân.

Đặc biệt, không tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị; Không cho bệnh nhân ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, bệnh nhân hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm; Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 220/120 mmHg và không dùng thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi.

P.V

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.