Sống lại khoảnh khắc Thủ đô ngày giải phóng

17:16 | 04/10/2018

656 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2018), Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Hà Nội – Ngày trở về” với nhiều tài liệu, hiện vật quý nhằm giúp công chúng sống lại khoảnh khắc về những ngày Thủ đô sục sôi kháng chiến 64 năm trước.  
song lai khoanh khac thu do ngay giai phong
Một góc trưng bày trưng bày chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về”

Trưng bày chuyên đề “Hà Nội – Ngày trở về” với mong muốn đưa người dân sống lại khoảnh khắc ngày giải phóng Thủ đô, giúp du khách quốc tế hiểu thêm về một Hà Nội giàu truyền thống lịch sử cách mạng. Trưng bày cũng như một hồi ức lịch sử, đưa công chúng trở về để hiểu những chặng đường gian nan của quân và dân Việt Nam từ 60 ngày đêm toàn quốc kháng chiến, đến 9 năm kháng chiến trường kỳ để viết nên khúc khải hoàn giải phóng Thủ đô vào mùa thu lịch sử năm 1954 qua hai 2 nội dung: “Ra đi… Hẹn một ngày về” và “Hà Nội ngày trở về”.

song lai khoanh khac thu do ngay giai phong

Phần nội dung “Ra đi… Hẹn một ngày về” là những câu chuyện trong 9 năm kháng chiến gian khổ, trường kỳ với biết bao gian nan, thử thách, để biến lời thề sắt son đòi lại Thủ đô yêu dấu, giải phóng đất nước và đoàn tụ với gia đình trở thành hiện thực.

Công chúng sẽ hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh gian khổ nhưng luôn vững một niềm tin sắt đá của quân và dân Thủ đô qua phần trưng bày “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”...

song lai khoanh khac thu do ngay giai phong
song lai khoanh khac thu do ngay giai phong

Trong phần này, những câu chuyện lịch sử bi tráng được khắc họa. Đó là cuộc sống của những chiến sĩ trung đoàn Thủ đô trong 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Hà Nội; tinh thần quả cảm, khí thế sôi sục của nhân dân Hà Nội; những lá đơn tình nguyện xin được ôm bom ba càng sẵn sàng lao vào xe tăng địch của các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô…

song lai khoanh khac thu do ngay giai phong
"Cuộc chiến đấu giữa lòng Thủ đô"

Hiệp định Geneva được ký kết, Hà Nội nằm trong khu vực tập kết 80 ngày của quân đội Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và trực tiếp là Đảng ủy tiếp quản Thủ đô, các tầng lớp nhân dân Hà Nội mà nòng cốt là lực lượng công nhân, tự vệ đã kiên cường, bền bỉ chống lại mọi âm mưu phá hoại, bảo vệ thành phố nguyên vẹn trước khi đoàn quân chiến thắng trở về.

song lai khoanh khac thu do ngay giai phong
song lai khoanh khac thu do ngay giai phong

Phần “Hà Nội ngày trở về” là những câu chuyện của 64 năm về trước khi Hà Nội hân hoan đón chào đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô. Những câu chuyện, hình ảnh về cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn Bình Ca thuộc Trung đoàn Thủ đô tiến vào Hà Nội tham gia tiếp quản 35 địa điểm trọng yếu như: Phủ Thủ hiến Bắc Việt, Dinh Quốc trưởng, Nha Công an Bắc Việt, Nha Bưu điện Bắc Việt, Ty Cảnh sát thành phố, Thư viện Trung ương Đông Dương, Bệnh viện Bạch Mai, Nhà tù Hỏa Lò… đã được giới thiệu một cách chân thực và xúc động.

Sau ngày giải phóng, Hà Nội lại tiếp tục xây dựng và phát triển, kiêu hãnh và có những đổi thay mạnh mẽ cả về tầm vóc, diện mạo để làm nên một Hà Nội thanh bình, văn minh và ngày càng hiện đại.

song lai khoanh khac thu do ngay giai phong
song lai khoanh khac thu do ngay giai phong

Thủ đô lại trở về với Tổ quốc độc lập, kết thúc một chặng đường lịch sử gian khổ, hy sinh nhưng oanh liệt, vẻ vang. 15h00 chiều ngày 10/10/1954, hàng vạn nhân dân Hà Nội trang nghiêm dự lễ chào cờ mừng chiến thắng. Giây phút linh thiêng ấy đã được nhân dân mong chờ suốt 9 năm sống trong vùng tạm chiếm. Khi còi ở Nhà hát Lớn nổi lên một hồi dài, đoàn quân nhạc cử quốc thiều, toàn quân và dân Hà Nội hướng lên lá cờ Tổ quốc kiêu hãnh tung bay trên đỉnh Cột cờ cổ kính, lặng đi vì xúc động.

song lai khoanh khac thu do ngay giai phong
Báo “Tiền phong”, số đặc biệt đón mừng ngày giải phóng Thủ đô, tháng 10/1954

Trong trưng bày chuyên đề “Hà Nội ngày trở về”, lần đầu tiên nhiều hiện vật gắn liền với sự kiện giải phóng Thủ đô cũng được giới thiệu tới công chúng như: Huy hiệu Chiến sỹ Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng cho các chiến sỹ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954; Báo “Tiền phong” (báo của Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hà Nội, số đặc biệt đón mừng ngày giải phóng Thủ đô), tháng 10/1954; Chứng minh thư, Ủy ban Quân chính Thành phố Hà Nội cấp cho cán bộ sử dụng khi đi liên hệ công tác trong thời kỳ tiếp quản Thủ đô từ ngày 9/10/1954 đến ngày 31/12/1954.

song lai khoanh khac thu do ngay giai phong
Chứng minh thư, Ủy ban Quân chính Thành phố Hà Nội cấp cho ông Lê Văn Ba (Trần Khắc Cần) sử dụng khi đi liên hệ công tác trong thời kỳ tiếp quản Thủ đô từ ngày 9/10/1954 đến ngày 31/12/1954.
song lai khoanh khac thu do ngay giai phong
Quân đội Việt Nam tiến lên cầu Long Biên chuẩn bị vào tiếp quản Thủ đô

Theo Đại tá Dương Niết, Nguyên Tiểu đội trưởng tiếp quản Nha Cảnh sát Bắc Việt và Nhà tù Hỏa Lò 1954 chia sẻ: “Khi nhận nhiệm vụ tiếp quản, ai cũng cảm thấy vui mừng, mà cảm động nhất là các đồng chí từng chiến đấu ở Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ra đi, nay lại được trở về trên những con đường cũ, giữa thanh thiên bạch nhật, trước mặt quan thù với tư thế của những người chiến thắng. Thật đáng tự hào và chẳng còn gì vinh quang, hạnh phúc hơn. Trở về Thủ đô, chúng tôi cảm nhận rất rõ khát khao hòa bình, tự do của người dân đến đêm 9/10/1954 được vỡ òa trong niềm vui sướng vô bờ bến.

song lai khoanh khac thu do ngay giai phong

Mỗi tư liệu, hiện vật, hình ảnh được thể hiện trong trưng bày chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về” đã giúp khách tham quan hiểu hơn về ký ức một thời hào hùng của quân và dân ta đã chiến đấu ngoan cường, thông minh, gan dạ, đầy sáng tạo để đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng Thủ đô. Đạn bom, chia cắt và đau thương đã lùi về quá khứ, cuộc sống mới ở Thủ đô tiếp tục được dựng xây và phát triển.

Những công trình kiến trúc được tiếp quản ngày nào, giờ trở thành Di sản văn hóa “Cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau”. Điều đó khẳng định ý nghĩa lịch sử của ngày Giải phóng Thủ đô trong quá trình xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước. Góp phần, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, giúp thế hệ trẻ có thêm động lực, ý chí phấn đấu vươn lên, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

song lai khoanh khac thu do ngay giai phong
Du khách nước ngoài tham quan triển lãm

Sinh viên Trịnh Quỳnh Trang, Trường Đại học Thủ đô tham quan trưng bày chuyên đề “Hà Nội - Ngày trở về” xúc động chia sẻ: “Khi tôi lớn lên, khi đất nước không còn chia cắt. Không biết chiến tranh là gì. Chỉ còn lại những câu chuyện của cha… luôn nhắc nhở tôi nhớ về những người con ưu tú đã anh dũng ngã xuống, để lại một phần thân thể của mình trên chiến trường. Mỗi thế hệ qua đi để lại cho chúng ta những hồi ức xen lễn niềm tự hào về người con đất Việt.

Là người may mắn sống trong thời bình, tôi luôn tự hào và trân trọng giá trị của hòa bình, độc lập mà thế hệ cha ông đã đánh đổi bằng máu xương để giành được. Chính những giá trị lơn lao đó đã thôi thúc tôi cố gắng phấn đấu học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sống nhiều hơn nữa để trở thành một công dân tốt, cống hiến cho Thủ đô, đất nước”.

Trưng bày chuyên đề “Hà Nội – Ngày trở về” được diễn ra tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò (số 1 Hỏa Lò, Hà Nội) từ ngày 5/10 đến ngày 30/1/2019.

Nguyễn Hoan

song lai khoanh khac thu do ngay giai phongTái hiện Hà Nội những khoảnh khắc tháng 10/1954
song lai khoanh khac thu do ngay giai phong“Hoài niệm Hà Nội phố” trên phố đi bộ Hồ Gươm
song lai khoanh khac thu do ngay giai phongĐa dạng hoạt động văn hóa kỷ niệm 64 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
song lai khoanh khac thu do ngay giai phongHội sách Hà Nội 2018: "Sách và Công nghệ số"