Síp: “Vùng đất vàng” mới cho ngành công nghiệp khí đốt

08:29 | 02/01/2023

711 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhờ có nguồn tài nguyên khí đốt tự nhiên khổng lồ, đảo Síp đã trở thành một điểm nóng, cũng như cơ hội cho các nhà đầu tư.
Síp: “Vùng đất vàng” mới cho ngành công nghiệp khí đốt

Một khám phá lớn

Síp đang có triển vọng trở thành một con đường chiến lược nhằm đưa khí đốt tự nhiên của Israel vào trong mạng lưới của châu Âu. Sau khi được ngưng tụ thành khí lỏng, họ có thể vận chuyển khí bằng tàu thủy, thay vì sử dụng đường ống dẫn khí. Đây là một lựa chọn ít tốn kém hơn và linh hoạt hơn, vì những con tàu có quyền tự chọn tuyến đường thủy mà họ muốn.

Công ty năng lượng Energean (Vương quốc Anh), chuyên về hoạt động thăm dò và khai thác hydrocarbon, đang tài trợ vào dự án này. Bộ Năng lượng, Thương mại và Công nghiệp Síp đang đánh giá tính khả thi cho dự án. Hiện nay, tiến trình đàm phán vẫn đang tiếp diễn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng, Thương mại và Công nghiệp Síp Natasa Pilides cũng đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng khí đốt tại hòn đảo này. Bà nói: “Đây cũng là một cơ hội tốt để chúng tôi có cơ sở hạ tầng gần vùng lãnh thổ của mình. Nhờ vậy, chúng tôi sẽ có thêm lựa chọn mỗi khi tìm thấy mỏ khí đốt mới. Tôi chắc chắn đây là một vấn đề đáng để thảo luận với những doanh nghiệp sắp được cấp phép thăm dò và khai thác”.

Thật vậy, đảo Sip hiện có tận 13 lô rất giàu tiềm năng khí đốt tại vùng đặc quyền kinh tế của họ. Hai gã khổng lồ năng lượng TotalEnergies (Pháp) và Eni (Ý) cho biết đã phát hiện ra dòng khí đốt từ giếng khoan Zeus-1, ở lô 6, nằm cách bờ biển 162 km về phía tây nam.

Nguồn khí đang chờ được khai thác

Hai nhóm liên doanh - bao gồm ExxonMobil (Mỹ) cùng đối tác là QatarEnergy (Qatar) và bộ đôi TotalEnergies/Eni, sẽ nắm giữ hơn nửa số lô khí đốt của đảo Síp. Hiện nay, những công ty này đang tập trung thu thập dữ liệu cần thiết để đưa được ước tính về trữ lượng khí hiện có và lập chiến lược xuất khẩu. Ngoài ra, liên doanh TotalEnergies/Eni sẽ sớm công bố những kế hoạch nhằm đẩy nhanh tiến độ thăm dò và phát triển lô 6.

Việc phát hiện ra những nguồn tài nguyên mới đã góp phần củng cố tiềm năng hứa hẹn của hòn đảo này. Theo Thủ tướng Síp, họ có thể sẽ tìm thấy “12 đến 15 nghìn tỷ feet khối” khí đốt. Vào năm 2011, mỏ khí Aphrodite, với trữ lượng 4,25 nghìn tỷ feet khối, là tâm điểm của vụ kiện tụng ở vùng Levant.

Síp và Israel đã nỗ lực cùng giải quyết những bất đồng. Nhờ vậy, hòn đảo này đã cấp được giấy phép hoạt động cho một liên doanh gồm những gã khổng lồ năng lượng Chevron (Mỹ), Shell (Anh) và Delek (Israel). Liên doanh này sẽ trình bày kế hoạch phát triển đầu tiên cho dự án tại đảo Síp vào cuối năm.

Trữ lượng đáng kể

Do đó, để xử lý khí đốt, Chevron sẽ sử dụng những nhà máy ở Ai Cập. Tập đoàn Mỹ này cũng sẽ phải xây dựng những đường ống dẫn khí đốt mới để có lộ trình xuất khẩu khí lâu dài sang Ai Cập. Vùng Đông Địa Trung Hải quyết định sẽ gia tăng năng lực khai thác năng lượng, vì sự hợp tác giữa Israel và EU dường như là một điều không thể tránh khỏi trong tương lai.

Tổ chức “Diễn đàn Khí đốt Đông Địa Trung Hải” (EMGF) cho rằng khu vực này sẽ có đủ lượng khí đốt tự nhiên. Giới chuyên gia của Hy Lạp, Ý, Síp và Pháp đều ước tính, Síp sẽ có khả năng xuất khẩu cho đến năm 2050. Tuy nhiên, nhằm tuân thủ lộ trình chuyển dịch năng lượng, Síp phải tìm được thêm diện tích bề mặt nhằm lắp đặt những trang trại điện mặt trời.

Trước mắt, Síp đã có triển vọng tích cực cho năm 2023, vì Liên minh châu Âu (EU) muốn tăng trữ lượng khí đốt dự trữ lên 90% vào tháng 11 tới. EU và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ nhập khẩu 164 tỷ m3 LNG trong năm 2023, nhiều hơn 13 tỷ m3 so với năm 2022.

Hứa hẹn bùng nổ nhu cầu

EU muốn đảm bảo nguồn cung năng lượng của mình. Do đó, vào trước mùa đông năm 2022, họ đã công bố kế hoạch tiết kiệm khí đốt trong khuôn khổ chương trình RePowerEU. Lục địa già cũng muốn những quốc gia thành viên của họ ngừng lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga.

Vì vậy, EU đã đặt mục tiêu phải giảm được 15% mức tiêu thụ từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023, so với mức tiêu trụ trung bình của 5 năm qua. Có vẻ như vào tháng 11, họ đã tiết kiệm được nhiều hơn so với mong đợi. Tuy nhiên, vẫn có 6 nước đã không đạt mốc 15%.

Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ của Malta và Slovakia tăng lần lượt là 7,1% và 2,6%. Như vậy, điều kiện thời tiết sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mức tiêu thụ khí đốt thực tế của châu Âu. Trữ lượng khí đốt có thể sẽ giảm xuống còn 73% trước mùa đông năm 2023 và 2024. Như vậy, châu Âu cần phải nhập khẩu nhiều hơn.

Thị trường khí đốt - “Cuộc chơi” sôi động (Kỳ 2)Thị trường khí đốt - “Cuộc chơi” sôi động (Kỳ 2)
Viễn cảnh của các dự án LNG tại NgaViễn cảnh của các dự án LNG tại Nga

Ngọc Duyên

AFP