Shell “tiến thoái lưỡng nan” trong kinh doanh khí đốt của Nga

16:19 | 03/07/2023

269 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Dù đã cam kết rút khỏi thị trường năng lượng Nga, Shell vẫn tiếp tục kinh doanh khí đốt của quốc gia này. Công ty dầu khí đa quốc gia này cho biết họ ở trong "tình thế tiến thoái lưỡng nan" giữa việc gây áp lực với Nga và nguồn cung cấp năng lượng ổn định.
Nga tìm được đối tác trung chuyển khí đốt mớiNga tìm được đối tác trung chuyển khí đốt mới
Quốc gia giàu khí đốt nhất châu Âu xây thêm nhà máy điện hạt nhânQuốc gia giàu khí đốt nhất châu Âu xây thêm nhà máy điện hạt nhân
Shell “tiến thoái lưỡng nan” trong kinh doanh khí đốt của Nga
Ảnh minh họa

Công ty dầu khí đa quốc gia Shell vẫn kinh doanh khí đốt của Nga hơn một năm sau khi cam kết rút khỏi thị trường năng lượng Nga, BBC đưa tin. Theo phân tích từ nhóm chiến dịch Global Witness, công ty này đã tham gia vào gần 1/8 lượng khí đốt xuất khẩu bằng tàu của Nga vào năm 2022.

Tuy nhiên, Shell đã bảo vệ hành động của mình bằng cách tuyên bố rằng những giao dịch của họ là kết quả của “các cam kết hợp đồng dài hạn” và không vi phạm luật pháp hoặc lệnh trừng phạt.

Vào tháng 5, một tàu chở hơn 160.000 m3 khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được Shell mua đã rời cảng Sabetta, trên bán đảo Yamal ở cực bắc nước Nga. Đây là một trong 8 lô hàng LNG mà Shell đã mua từ Yamal trong năm nay, theo dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Kpler do Global Witness phân tích.

Tháng 3/2022, sau cuộc xung đột ở Ukraine, Shell đã xin lỗi vì đã mua một lô hàng dầu của Nga và thông báo ý định rút khỏi ngành dầu khí của Nga. Kể từ đó, họ đã bán các trạm xăng dầu và các doanh nghiệp khác ở Nga, đồng thời chấm dứt liên doanh với gã khổng lồ năng lượng nhà nước Gazprom. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tôn trọng hợp đồng với công ty LNG Novatek của Nga, hợp đồng này buộc họ phải mua 900.000 tấn LNG mỗi năm từ Yamal cho đến những năm 2030, theo Reuters.

Người phát ngôn của Shell cho biết: “Có một tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa việc gây áp lực lên chính phủ Nga và việc đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định, an toàn. Các chính phủ phải vô cùng khó khăn quyết định để đánh đổi”.

Bất chấp nhiều tranh cãi, Shell vẫn là nhà kinh doanh LNG lớn nhất thế giới, vốn không chịu lệnh trừng phạt của châu Âu. Vào năm ngoái, Nga đã tăng lượng khí đốt qua đường biển, kể cả cho châu Âu, trong khi đó nước này giảm nguồn cung khí đốt qua đường ống.

Yến Anh

BBC