Shell bồi thường 15 triệu euro cho nông dân Nigeria
![]() |
Vào năm 2021, một tòa án của Hà Lan đã tuyên bố: Công ty con mang quốc tịch Nigeria của Shell sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra bởi sự cố tràn dầu. Theo đó, 4 nông dân người Nigeria đã khởi kiện tập đoàn này. Vì vậy, sau một thời gian dài xem xét bản án, tòa đã ra quyết định xử phạt Shell.
Một thông cáo báo chí ghi rõ: “Shell và Milieudefensie đã cùng ký kết một thỏa thuận có lợi cho cộng đồng người Oruma, Goi và Ikot Ada Udo ở Nigeria – những cộng đồng bị ảnh hưởng từ 4 sự cố tràn dầu xảy ra từ năm 2004 cho đến năm 2007”.
Theo đó, Shell “sẽ trả 15 triệu euro bồi thường cho những cộng đồng này và phía nguyên đơn”.
Shell cho biết, thỏa thuận này không có giá trị “thừa nhận trách nhiệm pháp lý”, nhưng văn bản sẽ giải quyết được mọi khiếu nại và chấm dứt vụ kiện tụng có liên quan đến sự cố tràn dầu.
Vào năm 2008, Milieudefensie - chi nhánh Hà Lan của tổ chức môi trường quốc tế Friends of the Earth, đã hỗ trợ 4 nông dân và ngư dân Nigeria trong việc khởi kiện Shell lên một tòa án của Hà Lan. Theo đó, họ đã yêu cầu Shell phải chi tiền vào những hoạt động cải thiện tình trạng ô nhiễm trong khu vực, và bồi thường cho người bị hại.
![]() |
Shell thì khẳng định rằng sự cố gây ô nhiễm bắt nguồn từ hành động phá hoại. Họ cũng tuyên bố đã thực hiện công việc dọn dẹp.
Bốn nguyên đơn ban đầu đều đã qua đời trong thời gian kiện tụng. Vì vậy, những cộng đồng miền đông nam Nigeria đã nối gót họ để trở thành nguyên đơn tiếp theo cho cuộc chiến pháp lý này.
Trong một thông cáo báo chí của Milieudefensie, một nguyên đơn hiện tại tên Eric Dooh đã tâm sự: “Sau nhiều năm đấu tranh pháp lý với Shell, chúng tôi đã tìm thấy sự nhẹ nhõm. Chúng tôi sẽ sớm nhận được số tiền này. Đây là khoản bồi thường cho tất cả những gì chúng tôi đã mất”.
Ông Donald Pols – Giám đốc chi nhánh Hà Lan của tổ chức Friends of the Earth cũng nhận xét: “Vụ kiện này, cùng với số tiền bồi thường, đã thiết lập nên một giai đoạn bình thường mới. Những công ty dầu khí không còn có thể trốn tránh trách nhiệm nếu họ có hành vi gây ô nhiễm và phớt lờ nhân quyền. Từ giờ, họ phải đối mặt với nguy cơ bị truy tố”.
![]() |
![]() |
![]() |
Ngọc Duyên
AFP
- Giữa khủng hoảng, mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu bị yêu cầu đóng cửa
- Hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023 “Năng lượng sạch - Trái đất xanh”
- Hà Nội: Đã thay mới trên 600 xe buýt đạt tiêu chuẩn khí thải EURO 4
- Hơn 2,6 triệu người dân được tiếp cận, thụ hưởng nguồn nước sạch
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023”
- Giữa khủng hoảng, mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu bị yêu cầu đóng cửa
- Hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023 “Năng lượng sạch - Trái đất xanh”
- Hà Nội: Đã thay mới trên 600 xe buýt đạt tiêu chuẩn khí thải EURO 4
- Hơn 2,6 triệu người dân được tiếp cận, thụ hưởng nguồn nước sạch
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023”
- Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái
- Phó Thủ tướng yêu cầu báo cáo tình trạng thiếu cát ở miền Trung và Tây Nam Bộ
- Emirates tái chế hơn 500 tấn nhựa và thủy tinh mỗi năm
- Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023 - 2030
- TPHCM khởi công dự án hồi sinh kênh Tham Lương
- Sự “ngược chiều” của biến đổi khí hậu
-
Giữa khủng hoảng, mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu bị yêu cầu đóng cửa
-
Hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023 “Năng lượng sạch - Trái đất xanh”
-
Hà Nội: Đã thay mới trên 600 xe buýt đạt tiêu chuẩn khí thải EURO 4
-
Hơn 2,6 triệu người dân được tiếp cận, thụ hưởng nguồn nước sạch
-
Nhiều hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023