Sạt lở - Sau nỗi buồn mất nhà là nỗi lo tái định cư
Nỗi lo sau sạt lở đất
Thời gian qua, Quảng Bình hứng chịu nhiều trận mưa lớn nên đã gây ra ngập lụt sâu trên diện rộng và sạt lở nhiều nơi, đặc biệt là huyện Tuyên Hóa, khiến hàng chục hộ dân mất nơi ở. Tại huyện miền núi này, sạt lở đã đe dọa đời sống của 71 hộ dân, trong đó 41 hộ đã phải di dời khẩn cấp.
![]() |
Đất đá sạt lở đổ ập lên nhà dân. |
Tại xã Thạch Hóa có 22 hộ với 91 dân khẩu đã phải di dời khẩn cấp nhằm tránh sạt lở núi nghiêm trọng, nhiều căn nhà cũng đã bị đất đá vùi lấp. Hiện những hộ gia đình này đang phải sống nhờ nhà người thân, thậm chí là dựng lán tạm để tránh trú với nhiều khó khăn, thiếu thốn.
![]() |
![]() |
Nhiều căn nhà tại xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa hư hỏng vì sạt lở. |
Đã hơn một tháng nay, gia đình bà Nguyễn Thị Lan cùng hàng chục hộ dân khác đã phải sống và sinh hoạt trong lán tạm. Phía sau nỗi buồn mất nhà ở, bà Lan và các hộ dân vùng sạt lở đang hết sức lo lắng khi chưa biết bao giờ mới được tái định cư, hơn nữa, chi phí xây dựng lại nhà cửa quá lớn, ít gia đình có thể đáp ứng.
"Cũng chưa biết phải sống tạm như thế này đến bao giờ nữa, thấy xã bảo sẽ sớm xây dựng tái định cư cho các hộ dân nhưng chúng tôi cũng chưa biết đến bao giờ và sẽ được hỗ trợ như thế nào, không có tiền làm nhà mới thì cũng chỉ ở lán như thế này thôi", bà Lan tâm sự.
![]() |
Hơn 1 tháng nay, bà Nguyễn Thị Lan cùng hàng chục hộ dân khác đã phải sống và sinh hoạt trong lán tạm với nhiều thiếu thốn. |
Cũng như bà Lan, gia đình 4 người của gia đình chị Hoàng Thị Hà, thôn 2, xã Thạch Hóa cũng đang phải chen chúc trong lán tạm chưa đầy 20m2. Vụ sạt lở đất vừa qua đã cướp đi căn nhà mà vợ chồng chị vừa xây dựng, đẩy gia đình nghèo vào cảnh khó khăn, chồng chất nỗi lo.
"Tôi ở đây 20 năm rồi, đây là lần đầu tiên có sạt lở, nhà mới làm còn chưa kịp trả xong nợ đã bị đổ sập phải ra đây trú tạm. Giờ xã có cấp cho đất mới thì gia đình thực sự cũng không có tiền mà làm nhà", chị Hà buồn bã.
![]() |
Với chị Hoàng Thị Hà, dù chính quyền có cấp đất mới thì gia đình này cũng khó có thể xây dựng nhà cửa vì không có tiền. |
Cần tháo gỡ khó khăn để người dân "an cư, lạc nghiệp"
Trao đổi với Dân trí, ông Cao Xuân Bình, Chủ tịch UBND xã Thạch Hóa cho biết, khu vực sạt lở hiện nay rất nguy hiểm và không thể tiếp tục cho người dân quay trở lại, do vậy xã này đã lên kế hoạch cũng như trình các cấp, ban, ngành xem xét để di dời tái định cư các hộ dân nằm trong vùng sạt lở.
![]() |
Khu vực lán trú tạm tập trung của các hộ dân vùng sạt lở đất tại xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa. |
Hiện xã Thạch Hóa cũng đã có đất để người dân tái định cư, tuy nhiên công tác này vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người dân làm lại nhà cửa.
"Hướng về lâu về dài đề xuất các cấp chính quyền sớm xây dựng phương án di dời. Địa phương cũng đã chuẩn bị quỹ đất, mong cơ quan có thẩm quyền xem xét, hỗ trợ thêm nguồn kinh phí để xây dựng khu tái định cư cũng như hỗ trợ nhà ở cho các hộ dân để họ sớm ổn định cuộc sống", ông Bình bày tỏ.
Không chỉ xã Thạch Hóa, hiện nay tại xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa cũng có 27 hộ dân ở thôn Đồng Lâm phải di dời do sạt lở núi. Để bảo đảm an toàn về người và tài sản cho nhân dân, chính quyền các địa phương trong vùng đang lên kế hoạch tái định cư. Tuy nhiên, phương án di dời và bố trí tái định cư cho người dân gặp nhiều khó khăn về kinh phí và địa điểm. Hiện xã này cũng chưa có vùng đất quy hoạch cho bà con tái định cư.
Còn tại xã Thuận Hóa, ông Nguyễn Văn Các, Chủ tịch UBND xã này cho hay, xã này có 16 hộ dân cần được di dời, tái định cư, tuy nhiên quỹ đất ở tại địa phương không còn nhiều, địa điểm UBND xã Thuận Hóa chọn để người dân di dời đến đều đã được cấp đất rừng trồng lâu năm cho người dân nên không đủ kinh phí đền bù.
Liên quan đến vấn đề nêu trên, ông Cao Xuân Tín, Phó chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa cũng cho hay, khó nhất hiện nay là kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực tái định cư và hỗ trợ người dân làm lại nhà cửa ở khu vực mới do ngân sách huyện không thể đáp ứng.
"Về phía chính quyền địa phương cũng đã thực hiện những công việc thẩm quyền và cũng mong các cấp cố gắng hỗ trợ nguồn kinh phí giúp cho huyện sớm thực hiện các khu tái định cư để người dân đảm bảo an toàn tính mạng, sớm ổn định cuộc sống", ông Tín nói.
Theo Dân trí
-
Xử lý chênh lệch giá trị đất nông nghiệp thuộc dự án tái định cư thủy điện Hủa Na
-
Biển Đà Nẵng lại sạt lở
-
Quảng Ngãi: Bờ biển sạt lở nghiêm trọng, địa phương kiến nghị ban bố tình trạng khẩn cấp
-
Ôm con chạy sóng dữ trong đêm, lúc về đã mất nhà
-
Người chăn nuôi thấp thỏm khi đàn lợn Tết đối diện nguy cơ dịch tả châu Phi
-
Phê duyệt khung chính sách tái định cư Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A
- Vận tải hành khách dịp Tết sẽ kém sôi động
- Hơn nửa tháng, ngăn chặn 421 trường hợp công dân nhập cảnh qua đường mòn
- 1,5 triệu suất quà Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam
- Bộ đội Biên phòng: Đạp tuyết chặn dịch
- Người "vô hình" ở Hà Nội phải "gõ cửa" nơi nào để được khai sinh?
- Người tố cáo tham nhũng được bảo vệ tính mạng, sức khỏe như thế nào?
-
Đình chỉ hoạt động khu du lịch Đảo Ngọc Xanh
-
Cục CSGT khuyến cáo lái xe khi đi đường đèo trong thời điểm băng, tuyết
-
Khánh thành cao tốc Cần Thơ đi Kiên Giang, xe "vi vu" 100 km/h
-
Tạm giữ, kê biên, phong tỏa triệt để giúp thu hồi 80.000 tỷ tiền tham nhũng
-
Đề xuất dán tem để phân biệt đào rừng với đào trồng