Quyết định khai thác mỏ dầu ngoài khơi của Anh mâu thuẫn với cam kết về môi trường?

15:00 | 28/09/2023

158 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Anh đã đồng ý phát triển mỏ dầu chưa được khai thác lớn nhất nước này, ngoài khơi quần đảo Shetland. Điều đó đã làm dấy lên sự phẫn nộ từ các nhà vận động môi trường.
Chevron chuẩn bị thực hiện chiến dịch khoan lớn ở VenezuelaChevron chuẩn bị thực hiện chiến dịch khoan lớn ở Venezuela
Nga sẽ giảm mức chiết khấu dầuNga sẽ giảm mức chiết khấu dầu
Quyết định khai thác mỏ dầu ngoài khơi của Anh mâu thuẫn với cam kết về môi trường?
Biểu tình phản đối khai thác mỏ dầu khí Rosebank vào tháng 6/2023

Quyết định của cơ quan quản lý dầu khí Vương quốc Anh cấp phép cho Equinor niêm yết ở Oslo và công ty Ithaca Energy của Anh, cho phép khai thác mỏ dầu khí Rosebank ở Biển Bắc, đã bị nghị sĩ Đảng Xanh Caroline Lucas lên án là “hành động phá hoại môi trường lớn nhất trong cuộc đời của tôi”.

“Hôm nay, chúng tôi đã phê duyệt kế hoạch khai thác mỏ Rosebank, cho phép các chủ sở hữu tiến hành dự án của họ”, Cơ quan Chuyển đổi năng lượng Biển Bắc cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư 26/9.

Mỏ này có tiềm năng khai thác 500 triệu thùng dầu, khi đốt sẽ thải ra lượng carbon dioxide tương đương với việc vận hành 56 nhà máy điện đốt than trong một năm.

Trước đó, các nhà vận động môi trường, trong đó có Greta Thunberg đã kêu gọi Chính phủ Anh ngừng khai thác, vì nó đi ngược lại kế hoạch của Anh về một nền kinh tế phát thải ròng bằng 0.

Theo Equinor, Rosebank có thể cho khai thác 69.000 thùng dầu/ngày - khoảng 8% sản lượng hằng ngày dự kiến ​​của Vương quốc Anh trong giai đoạn 2026-2030 - và cũng có thể cho khai thác 44 triệu ft3 khí đốt mỗi ngày.

Giấy phép khai thác mỏ này đã được cấp một tuần sau khi Thủ tướng Anh công bố thay đổi đáng kể các cam kết về khí hậu của chính phủ, bao gồm cả việc lùi thời hạn cấm bán xe chạy bằng xăng và dầu diesel mới.

Thủ tướng Anh Sunak cho biết ông vẫn “hoàn toàn tuân thủ cam kết đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050, nhưng ông muốn thực hiện nó "một cách thực tế, cân đối và thực dụng hơn”.

Vào tháng 7, ông Sunak cho rằng nền kinh tế sẽ trì trệ nếu không đầu tư vào dầu khí của Vương quốc Anh, vì nước Anh sẽ vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trong “vài thập kỷ tới”.

Dự án Rosebank đã vấp phải sự phản kháng gay gắt, với hàng trăm nhà khoa học và học giả về khí hậu cũng như hơn 200 tổ chức từ Viện Phụ nữ Oxfam, cùng với hàng chục nghìn người trên khắp Vương quốc Anh phản đối dự án.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã cảnh báo trước Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 do Vương quốc Anh tổ chức vào năm 2021, không nên thực hiện các hoạt động thăm dò dầu khí mới nếu thế giới muốn hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp. Năm nay, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, António Guterres, đã kêu gọi các chính phủ tạm dừng cấp giấy phép mới cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.

Yến Anh

The Guardian