Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế xã hội
![]() |
Đã có 40 đại biểu Quốc hội phát biểu trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội ngày 13/6. |
Đây là những con số thống kê được nêu ra sau khi kết thúc ngày đầu tiên phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội (diễn ra ngày 13/6). Hôm nay, 15/6, sau một ngày nghỉ cuối tuần, Quốc hội tiếp tục ngày thứ hai, phiên thảo luận toàn thể tại hội trường về nội dung quan trọng bậc nhất mỗi kỳ họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, do còn rất nhiều đại biểu muốn phát biểu ý kiến, mỗi đại biểu được giới hạn lại thời gian phát biểu, không quá 5 phút, mỗi lần tranh luận không quá 2 phút. Các Bộ trưởng tham gia phát biểu không quá 7 phút, cố gắng tập trung vào các nội dung còn ít được đề cập để thảo luận toàn diện, đầy đủ và có chất lượng.
Mức thời lượng Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, theo đó, đều cắt giảm đáng kể so với giới hạn 7 phút/lần phát biểu, 3 phút/lần tranh luận và 10 phút/lượt báo cáo, giải trình của các Bộ trưởng.
Theo thông lệ, phần sau phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại Quốc hội sẽ dành phần lớn cho các Bộ trưởng để giải trình, báo cáo thêm về các vấn đề đại biểu Quốc hội đề ra.
Theo Dân trí
-
Bảo đảm thống nhất, không bỏ sót quyền hạn của địa phương
-
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược cho phát triển kinh tế bền vững
-
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
-
Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
-
Trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong huy động và sử dụng dòng vốn nội bộ
-
Lộ trình sáp nhập TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương
-
Bảo đảm thống nhất, không bỏ sót quyền hạn của địa phương
-
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược cho phát triển kinh tế bền vững
-
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
-
Đại biểu Phạm Văn Hòa: DNNN cần ưu tiên trích lập quỹ đầu tư phát triển, tăng vốn điều lệ