Quảng Bình định hướng trở thành trung tâm năng lượng tái tạo lớn của cả nước

11:30 | 29/07/2024

488 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Quảng Bình là nơi có khí hậu khá đa dạng, mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa, được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo.
Quảng Nam đặt phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới lên hàng đầuQuảng Nam đặt phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới lên hàng đầu
Đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo ở Phú YênĐẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo ở Phú Yên
Quảng Bình định hướng trở thành trung tâm năng lượng tái tạo lớn của cả nước
Quảng Bình được nhận định sẽ trở thành trung tâm năng lượng lớn của cả nước nếu phát huy được hết các tiềm năng lợi thế. Ảnh Phước Sỹ

Với địa thế biển rừng gần nhau, độ che phủ của rừng đứng thứ hai cả nước, bờ biển dài 116km, Quảng Bình được đánh giá là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo, bao gồm điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối…

Theo Sở Công thương Quảng Bình, nằm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, chế độ nhiệt của Quảng Bình thể hiện tính chất nhiệt đới gió mùa, với một nền nhiệt độ cao và phân bố khá đồng đều quanh năm.

Tổng lượng bức xạ từ 1.256,04 đến 1.418,86 kWh/m2/năm; số giờ nắng ở vùng đồng bằng ven biển từ 1.650 đến 1.820 giờ; cường độ bức xạ trung bình 4,03-4,5kWh/m2/ngày.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tìm hiểu và đầu tư các dự án điện mặt trời tại Quảng Bình.

Bên cạnh đó, Quảng Bình là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng về phát triển điện gió. Qua khảo sát của cơ quan chức năng cho thấy, vận tốc gió vùng ven biển bình quân 5,5-6,0m/s, vùng núi 6,2-7m/s.

Trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với các đơn vị triển khai lập quy hoạch phát triển điện gió mở ra cơ hội cho ngành công nghiệp năng lượng sạch ở địa phương nhiều nắng, nhiều gió này.

Hiện có bốn nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án và được chấp thuận, trong đó có dự án đã hoàn thành và đi vào vận hành.

Đó là dự án Cụm trang trại điện gió B&T, gồm hai trang trại điện gió BT1 và BT2, tổng công suất 252MW, tổng vốn đầu tư hơn 8.113 tỷ đồng đã phát điện thương mại vào tháng 10/2021.

Mỗi năm, cụm trang trại điện gió này sản xuất 648 triệu kWh điện năng lượng sạch (tương đương 60% lượng điện tiêu thụ của toàn tỉnh Quảng Bình) và góp phần giảm 581 nghìn tấn CO2.

Ông Trần Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, với tiềm năng điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi, điện mặt trời và điện khí, Quảng Bình xác định phát triển năng lượng tái tạo là một trong những ngành kinh tế trọng tâm của tỉnh.

Việc xây dựng các dự án điện mặt trời, điện gió, nhất là các dự án quy mô công nghiệp là một trong những nỗ lực trong thu hút đầu tư của tỉnh nhằm giảm nhẹ sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, bảo vệ môi trường, góp phần tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng bền vững.

Hiện, tỉnh Quảng Bình đang cho phép các nhà đầu tư khảo sát 25 dự án điện gió với tổng công suất 6.000MW, trên cơ sở đó xem xét, đề nghị bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Trong số này, có sáu dự án điện gió ngoài khơi và 16 dự án trên đất liền.

PV

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc