Quan hệ Trung Quốc - Iran khiến Mỹ lo sợ tới mức nào?
![]() |
Ngày 28/6, Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Hoa Kỳ - Trung Quốc (USCC) đã công bố một báo cáo xem xét thấu đáo quan hệ Trung Quốc - Iran, một nguồn quan ngại đối với các nhà chức trách Hoa Kỳ đến mức nó đã làm tổn hại đến “trật tự thế giới của Mỹ".
Báo cáo phân tích sự gia tăng phối hợp kinh tế giữa Iran và Trung Quốc làm suy yếu "tính hiệu quả của các chính sách của Mỹ, trong đó các biện pháp trừng phạt". Báo cáo cũng đánh giá sự hỗ trợ công nghệ của Trung Quốc với chương trình tên lửa đạn đạo của Iran và mối đe dọa mà quan hệ đối tác quân sự và chia sẻ thông tin tình báo của hai nước này gây ra đối với an ninh của Hoa Kỳ.
USCC là một cơ quan độc lập của chính phủ Hoa Kỳ, báo cáo trực tiếp cho Quốc hội và Tổng thống. Cơ quan này có trách nhiệm đưa ra các khuyến nghị dựa trên những phát hiện của họ về thương mại song phương với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đánh giá an ninh quốc gia và rủi ro thương mại trong tất cả các ngành, thực hiện nghiên cứu về các hành động của Trung Quốc; các phát hiện đều được thảo luận trong các phiên điều trần và được đệ trình hàng năm.
Báo cáo hôm thứ Hai có tiêu đề "Quan hệ Trung Quốc - Iran: một mối quan hệ hạn chế, nhưng là một quan hệ đối tác chiến lược lâu dài", xem xét các mục tiêu chính trị và ngoại giao của Bắc Kinh trong quan hệ với Tehran: “Về kinh tế, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Iran, nhà nhập khẩu năng lượng lớn và nhà đầu tư lớn. Hai nước cũng có quan hệ quân sự lâu đời, bao gồm hợp tác mạnh mẽ trong những năm 1980 và 1990 và hợp tác ngày nay ở mức độ bán thường xuyên như trao đổi quân sự cấp cao, tập trận... Thỏa thuận hợp tác 25 năm giữa Bắc Kinh và Tehran vào tháng 3/2021 phản ánh mối quan hệ ngày càng sâu sắc".
Báo cáo chỉ ra rằng sự phối hợp Trung Quốc - Iran đã làm suy yếu hiệu quả của các chính sách quan trọng của Mỹ như trừng phạt hạt nhân, đặc biệt là việc Bắc Kinh ngầm chấp thuận các hoạt động tên lửa đạn đạo của Iran khiến quân đội Mỹ trong khu vực tiếp tục gặp rủi ro.
Và báo cáo của USCC cảnh báo: “Mối quan hệ Trung - Iran bắt nguồn từ sự hợp tác thực dụng trong các lĩnh vực vì lợi ích chung, nhưng đã phát triển trong những năm gần đây theo hướng quan hệ đối tác rõ ràng hơn trái ngược với trật tự quốc tế do Hoa Kỳ dẫn đầu. Trung Quốc đã tự thể hiện mình một cách quyết đoán hơn như một sự thay thế cho vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ".
“Do đó, giới tinh hoa Trung Quốc và Iran thường xuyên chỉ trích trật tự quốc tế do Mỹ dẫn đầu, mà hai nước coi là "đơn cực" một cách bất công và đe dọa đến lợi ích của họ. Về phần mình, Iran coi Trung Quốc là một trong những cường quốc thế giới duy nhất có khả năng bảo vệ ngoại giao trước áp lực của Mỹ, đặc biệt là vì Trung Quốc đã hỗ trợ đáng kể cho nước này trong những ngày đầu tiên sau Cách mạng Hồi giáo, chẳng hạn thông qua việc chuyển giao vũ khí và năng lượng. Trong Chiến tranh Iran - Iraq (1980-1988), Bắc Kinh cung cấp cho Tehran máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối không, bệ phóng tên lửa, xe tăng.
Ngày nay, Bắc Kinh thường xuyên đứng về phía Tehran trong các tranh chấp với Washington. Năm 2019, khi Hoa Kỳ gây sức ép với Iran vì những hành động gây bất ổn trong khu vực, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: “Dù tình hình quốc tế và khu vực diễn biến như thế nào, Trung Quốc vẫn quyết tâm phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược với Iran".
Báo cáo của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc viết tiếp: “Trung Quốc đã tăng cường đáng kể can dự ngoại giao với Iran kể từ năm 2015, khi Kế hoạch Toàn diện được ký kết và việc nới lỏng dần các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Ông Tập Cận Bình đã thăm Iran vào năm 2016, trở thành nhà lãnh đạo thứ hai của một thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thăm Iran sau khi ký thỏa thuận (Tổng thống Nga Vladimir Putin là người đầu tiên). Trung Quốc đã sử dụng chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc kể từ năm 2002, để biến quan hệ song phương thành "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện".
Bắc Kinh cũng nhất trí ủng hộ Iran ứng cử vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải do Trung Quốc làm trung tâm và cam kết làm sâu sắc hơn hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực như khoa học và công nghệ, tư pháp, truyền thông và đầu tư. Trung Quốc cũng đã tiếp tục chính sách ngoại giao với Iran kể từ khi Hoa Kỳ rút khỏi Kế hoạch Toàn diện chung vào năm 2018.
Nh.Thạch
RT
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025