Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Sở Chỉ huy tiền phương ngay khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Sở Chỉ huy tiền phương ngay khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền |
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng – Thủy văn Hoàng Đức Cường cho biết, sau khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền, sức gió vẫn duy trì cấp 12-13, giật cấp 14-16, dự kiến đến khoảng 16h mới giảm dần. Các vùng sâu trong đất liền cấp độ gió sẽ tăng dần, riêng tại Hà Nội, từ 15h có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9-10, kéo dài đến 19h.
Ông Hoàng Đức Cường nhấn mạnh, ngay sau khi tâm bão đi qua, sức gió sẽ giảm hoặc ngừng sau đó tăng trở lại, trước khi giảm hẳn, vì vậy, người dân phải hết sức cảnh giác, không được chủ quan, ra đường, về nhà ngay khi thấy hiện tượng gió giảm hoặc ngừng.
Về dự báo mưa, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình có mưa nhiều nhất. Các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên mưa kéo dài đến hết đêm 7/9. Sau đó mưa sẽ lan rộng ra vùng núi phía bắc, Tây Bắc Bộ đến hết ngày 8/9.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nghe báo cáo về công tác ứng phó bão số 3 - Ảnh VGP/Minh Khôi |
Đại diện Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh cho biết, sau khi bão số 3 đổ bộ, trên địa bàn TP. Cẩm Phả, TP. Móng Cái, đảo Cô Tô, cấp độ gió bắt đầu giảm, trong khi TP. Hạ Long, thị xã Quảng Yên cấp độ gió vẫn duy trì ở mức cao. Dự báo tại TP. Uông Bí, thị xã Đông Triều cấp gió bão tiếp tục tăng lên.
Tại TP. Hải Phòng, tâm bão nằm trên địa bàn huyện Cát Hải, các địa bàn quận huyện khác có mưa và gió giật rất mạnh.
Lãnh đạo các tỉnh Thái Bình, Nam Định cho biết, ngay sau khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền, khu vực ven biển ghi nhận mức gió duy trì liên tục ở cấp 9-10, vùng ven biển giật cấp 12-13.
Với mức sóng biển cao từ 4-5 m, các tuyến đê biển, đê sông xung yếu tại Hải Phòng, Nam Định vẫn đang an toàn.
Trung Tướng Doãn Thái Đức, Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn báo cáo tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Minh Khôi |
Các địa phương ghi nhận thiệt hại ban đầu là tình trạng cây cối, cột điện gãy đổ, nhà bị tốc mái, vỡ kính ở một số nhà cao tầng, một số xà lan, tàu thuyền bị trôi dạt. Nhiều nơi ở Quảng Ninh, Hải Phòng bị mất điện, hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn.
Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu cho biết thành phố đang triển khai các biện pháp ứng phó theo các kịch bản đã đề ra; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngành điện lực, viễn thông khẩn trương khôi phục lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc sớm nhất.
Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu cho biết thành phố đang triển khai các biện pháp ứng phó theo các kịch bản đã đề ra - Ảnh: VGP/Minh Khôi |
Phó Thủ tướng yêu cầu cơ quan khí tượng thủy văn cung cấp chính xác diễn biến, phạm vi ảnh hưởng của bão số 3 sau khi đi vào đất liền, về cấp gió, lượng mưa để các đô thị, khu đông dân cư, vùng trung du miền núi phía bắc chủ động giảm nhẹ thiệt hại do cây cối, cột điện gãy đổ, nhà cửa bị tốc mái, sập đổ, ngập lụt; phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với địa phương sớm đánh giá thiệt hại, chỉ đạo các doanh nghiệp tập trung khắc phục, sửa chữa lưới điện, hệ thống thông tin, liên lạc.
Thiếu tướng Trần Văn Thơ, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1-Ảnh VGP/Minh Khôi |
Ở những nơi bão tan, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương khẩn trương thống kê thiệt hại, xác định các khu vực hỗ trợ; phối hợp với các lực lượng, cơ quan đoàn thể, nòng cốt là lực lượng vũ trang triển khai các biện pháp cứu hộ, cứu nạn, khắc phục thiệt hại, bảo đảm đời sống của nhân dân, không để ai bị đói, bị rét, ko có chỗ ở.
Theo Báo điện tử Chính phủ
-
Vừa làm, vừa hoàn thiện thị trường carbon trong nước
-
Kinh nghiệm phòng chống lũ ống, lũ quét
-
TKV trao hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ người lao động Than Núi béo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
-
Ảnh hưởng nặng nề do bão Yagi, PMI ngành sản xuất giảm xuống dưới ngưỡng trung bình
-
Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ
-
Quan hệ Việt Nam - Lào là yếu tố sống còn với sự nghiệp cách mạng của hai nước
-
Vừa làm, vừa hoàn thiện thị trường carbon trong nước
-
Doanh nghiệp Nhà nước cần được tăng cường phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả kinh doanh
-
Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông
-
Hướng tới một Cộng đồng ASEAN kết nối hơn, tự cường hơn