Phát hành trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh
![]() |
Lhối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong 10 tháng năm 2022 giảm 25,2% so với cùng kỳ |
Ngày 15/11, thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, sau vụ việc sai phạm của Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát, thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành mới sụt giảm, nhà đầu tư bán lại trước hạn nhiều, khối lượng mua trái phiếu trước hạn lớn.
Ngoài ra, những tin đồn trên thị trường tài chính liên quan đến một số tập đoàn, khó khăn của thị trường bất động sản cũng tác động đến niềm tin của người gửi tiền và nhà đầu tư đối với thị trường ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Thêm vào đó, khi lãi suất tiền gửi ngân hàng lên cao, nhà đầu tư cá nhân có xu hướng bán lại trái phiếu doanh nghiệp để chuyển sang gửi tiết kiệm.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong 10 tháng năm 2022 đạt 328.900 tỷ đồng, giảm 25,2% so với cùng kỳ năm 2021 và có xu hướng giảm dần qua các quý.
Quý 1, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 134,8 nghìn tỷ đồng, quý 2 là 122.400 tỷ đồng, quý 3 là 65.900 tỷ đồng, tháng 10/2022 là 5.800 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, 46,48% trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phát hành có tài sản đảm bảo; 53,52% không có tài sản đảm bảo, chủ yếu là trái phiếu của tổ chức tín dụng.
Theo Bộ Tài chính, các trái phiếu doanh nghiệp là nhóm phát hành lớn nhất, chiếm 41,34% tổng khối lượng phát hành; các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng chiếm lần lượt 28,87% và 7,8%; khối lượng trái phiếu mua lại trước hạn là 152,5 nghìn tỷ đồng, tăng 49,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Trước đó, ngày 14/11, Bộ Tài chính tiếp tục đưa ra khuyến nghị về thị trường trái phiếu. Cơ quan quản lý này nhấn mạnh trái phiếu doanh nghiệp không phải là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Trái phiếu thường có độ rủi ro cao hơn các sản phẩm tiết kiệm ngân hàng và phần chênh lệch cao hơn so với lãi suất tiết kiệm chính là rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận khi mua trái phiếu doanh nghiệp. Với đặc điểm trên, nhà đầu tư có trách nhiệm tự đánh giá mức độ rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu, hạn chế về giao dịch trái phiếu được đầu tư và tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.
Bộ Tài chính khuyến nghị về thị trường trái phiếu doanh nghiệp Cơ quan quản lý sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường hiệu quả kiểm tra, giám sát. Trước mắt, việc triển khai Nghị định số 65/2022/NĐ-CP cùng với các giải pháp xử lý nghiêm các vi phạm của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vừa qua sẽ giúp thị trường điều chỉnh hướng tới thị trường hoạt động hiệu quả hơn |
P.V (t/h)
-
Tin tức kinh tế ngày 28/3: Nợ xấu năm 2025 có thể tăng nhẹ
-
Tin tức kinh tế ngày 5/3: Việt Nam thu hút gần 7 tỷ USD vốn FDI 2 tháng đầu năm
-
Đòn bẩy phát huy hiệu quả ổn định kinh tế vĩ mô từ chính sách tài khóa và tiền tệ
-
Tin tức kinh tế ngày 11/2: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp khởi sắc đầu năm
-
Loạt doanh nghiệp địa ốc kín tiếng vừa hút về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu
-
Giá vàng hôm nay (4/4): Thị trường thế giới bất ngờ giảm
-
Agribank và Sun Group ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
-
Đề xuất các giải pháp huy động vốn qua quỹ đầu tư nước ngoài
-
Ngân hàng đua nhau chia cổ tức “khủng” bằng cổ phiếu
-
Đảng bộ VietinBank Chi nhánh Thăng Long đồng hành và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong dịch vụ công