Phạm Công Danh sử dụng 'ma trận sở hữu chéo' tương tự bầu Kiên

11:39 | 19/07/2016

1,540 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau khi nắm quyền ở VNCB, Phạm Công Danh đã chỉ đạo lập một loạt hồ sơ khống để rút tiền sai quy định hàng ngàn tỉ đồng phục vụ mục đích cá nhân. Nhân vật này sử dụng đúng "ma trận sỡ hữu chéo" trước đây bầu Kiên đã từng dùng để đưa ngân hàng VNCB vào bẫy cá nhân.
pham cong danh su dung ma tran so huu cheo tuong tu bau kien
Phạm Công Danh trong phiên tòa sáng 19/7.

Thời gian qua, câu chuyện xoay quanh những sai phạm của nhóm đối tượng do Phạm Công Danh – nguyên Chủ tịch VNCB, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh luôn dành được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội.

Và một trong những vấn đề được nhiều quan tâm, đặt câu hỏi là Phạm Công Danh đã dùng “thủ đoạn” gì để rút khống số tiền lên đến hơn 5.000 tỉ đồng tại VNCB?

Trả lời câu hỏi này, mới đây, sau quá trình điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã công bố cáo trạng vụ án Phạm Công Danh.

Và với nội dung được công bố trong cáo trạng có thể khẳng định, sau vụ án của Nguyễn Đức Kiên thì vụ Phạm Công Danh chính là một điển hình của việc sở hữu chéo, những “ma trận” sở hữu chéo, nhóm lợi ích khi hình thành chuỗi liên hệ giữa doanh nghiệp – nhà băng – doanh nghiệp với mắt xích liên kết là các đại gia, nhóm cổ đông chi phối.

Chuỗi liên kết này đã không ít lần được giới chuyên gia, các nhà phân tích cũng như các cơ quan quản lý cảnh báo là tiềm ẩn nguy cơ lợi ích nhóm, đặt hoặt động của các nhà băng trước những rủi ro, đổ vỡ.

Có thể hình dung “ma trận sở hữu chéo" của Phạm Công Danh và đồng phạm như sau:

Phạm Công Danh vừa là Chủ tịch VNCB, vừa là Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh. Sau khi nắm quyền quản trị, điều hành VNCB, để có tiền phục vụ các mục đích cá nhân, Phạm Công Danh đã dùng một số công ty thuộc Tập đoàn Thiên để lập các hợp đồng khống với VNCB để rút tiền.

Đó là việc có ý lập khống hợp đồng thuê mặt bằng tại số 268 Tô Hiến Thành, rút 201 tỉ đồng. Lập khồng hợp đồng thuê trụ sở tại 816 Sư Vạn Hạnh, rút 400 tỉ đồng…

Đáng chú ý, Phạm Công Danh đã làm việc với một số khách hàng có sổ tiết kiệm gửi vào VNCB dùng chính những sổ tiết kiệm này để thực hiện các giao dịch vay tại ngân hàng này và sau đó cho Danh vay lại.

Cách làm này được lặp đi lặp lại và số tiền VNCB cho vay bằng việc thế chấp sổ tiết kiệm lần sau bao giờ cũng lớn hơn trước để vừa đảm bảo trả nợ nhưng lại vừa có một khoản để phục vụ các mục đích cá nhân của Danh (dùng để trả nợ và hoạt động của tập đoàn Thiên Thanh).

pham cong danh su dung ma tran so huu cheo tuong tu bau kien
Ma trận sở hữu chéo của một số ông chủ nhà băng.

Các khoản vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm này được xác định là thực hiện đúng quy định, hợp pháp.

Tuy nhiên, trong các ngày 21 và 26/8/2013, Phạm Công Danh đã lén lút chỉ đạo thuộc cấp chuyển trộm 5.190 tỉ đồng trong tài khoản của khách hàng hợp pháp Trần Ngọc Bích sang tài khoản của Danh để chiếm đoạt. Việc rút tiền này không có chứng từ, không có chữ ký của bà Trần Ngọc Bích và bà này cũng không hề hay biết.

Phạm Công Danh cũng thông qua hình thức ủy thác đầu tư đã rút 903 tỉ đồng từ VNCB chuyển về tài khoản của Tập đoàn Thiên Thanh. Công ty nhận thực hiện việc ủy thác đầu tư là Công ty cổ phần quản lý quỹ Lộc Việt.

Theo đó, Lộc Việt được ủy quyền mua – bán các loại trái phiếu do VNCB chỉ định và đã thực hiện mua 900 tỉ đồng trái phiếu của 3 công ty. Số tiền này sau đó tiếp tục được 3 công ty này mua lại trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh. Nhưng trong thỏa thuận ủy thác đầu tư có xác định, nếu sau 2 năm, Lộc Việt không tất toán được các khoản đầu tư này thì VNCB sẽ nhận lại tài sản của Lộc Việt là 900 tỉ đồng trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh.

Với vai trò là Chủ tịch VNCB, Phạm Công Danh không thể đứng ra thực hiện các giao dịch vay tại ngân hàng này, vậy nên, Danh đã chỉ đạo thuộc cấp ở cả VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh lập các biên bản họp HĐQT để sử dụng 12 pháp nhân của Tập đoàn Thiên Thanh; 2 pháp nhân là Công ty Nhà Quốc Cường và Công ty Nhà Hưng Thịnh; lập 16 bộ hồ sơ vay vốn với phương án kinh doanh, phương án trả nợ; lập các hợp dồng chuyển nhượng bất động sản, hợp đồng mua bán nguyên vật liệu khống; không tiến hành thẩm định các lô thuộc Sân vận động Chi Lăng… (đã được dùng làm tài sản đảm bảo cho một khoản vay khác và chưa được giải chấp); nâng khống giá trị tài sản bảo đảm… để vay 5.000 tỉ đồng.

Số tiền này được Phạm Công Danh chỉ đạo chuyển đến các tài khoản theo chỉ định và được sử dụng để thanh toán các khoản vay nợ của các công ty thành viên của Thiên Thanh và trả cho nhóm cổ đông cũ.

Đó là “ma trận” sở hữu chéo, nhóm lợi ích mà Phạm Công Danh đã lập nên. “Ma trận” sở hữu chéo, nhóm lợi ích đó chính là việc Phạm Công Danh đồng thời nắm quyền chi phối ở cả VNCB và Tập Đoàn Thiên Thanh.

Và thông qua việc chi phối này, Phạm Công Danh đã điều chỉnh dòng tiền từ nhà băng về Tập đoàn Thiên Thanh thông qua các hợp đồng khống, hợp đồng ủy thác đầu tư, các giao dịch vay vốn (sai quy định, được nâng khống giá trị tài sản đảm bảo…) và gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng cho VNCB.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao thì sau khi tiếp quản VNCB vào tháng 6/12, thông qua “ma trận” sở hữu chéo giữa nhà băng và doanh nghiệp, nhóm cổ đông do Phạm Công Danh đứng đầu đã đẩy VNCB chìm sâu vào “khủng hoảng” đổ vỡ.

Nếu như tại thời điểm ngày 10/7/2012, vốn chủ sở hữu của VNCB âm 2.854 tỉ đồng, lỗ lũy kế là 6.061 tỉ đồng thì đến cuối năm 2012, con số này được ghi nhận là âm tới 5.711 tỉ đồng và lỗ luy kế hơn 8.700 tỉ đồng. Và đến thời điểm khởi tố (ngày 26/7/2014, tức khoảng 2 năm sau khi nhóm cổ đông của Phạm Công Danh tiếp quản), vốn chủ sở hữu của VNCB đã âm tới 18.469 tỉ đồng, tổng nợ phải trở là 38.255 tỉ đồng, trong khi tổng tài sản chỉ có 16.745 tỉ đồng.

Cũng theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao thì để xảy ra tình trạng trên là do hành vi phạm tội của Phạm Công Danh và đồng phạm. Tội danh được xác lập là “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo các quy định của Bộ Luật Hình sự.

pham cong danh su dung ma tran so huu cheo tuong tu bau kien

Thông tư 36 - động thái quyết liệt xử lý “sở hữu chéo”

Với mục tiêu cuối cùng là ngăn chặn sở hữu chéo trong ngành ngân hàng, NHNN đã quyết tâm chặt đứt những “vòi bạch tuộc” đó.

pham cong danh su dung ma tran so huu cheo tuong tu bau kien

TS Nguyễn Trí Hiếu: Khó phục hồi nhanh khi chưa giải quyết được sở hữu chéo

Sau hơn 2 năm thực hiện tái cơ cấu cho thấy chúng ta chưa làm được gì nhiều, nợ xấu vẫn còn đó và sở hữu chéo thì đã đi quá mức kiểm soát.

pham cong danh su dung ma tran so huu cheo tuong tu bau kien

Sở hữu chéo Ngân hàng và doanh nghiệp: Mối tình dở dang

Câu chuyện mối nhân duyên giữa ngân hàng và doanh nghiệp liệu có thành công hay thất bại?

Hà Lê