PCI 2020: Gánh nặng chi phí không chính thức vẫn đè nặng hoạt động của doanh nghiệp
Ngày 15/4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2020 (PCI 2020) dựa trên kết quả khảo sát 8.500 doanh nghiệp tư nhân trong nước tại 63 tỉnh, thành; điều tra thường niên trên 2.000 doanh nghiệp mới thành lập; 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
![]() |
Ảnh minh họa |
Đáng chú ý, theo PCI 2020, cộng đồng doanh nghiệp ngày càng đánh giá tích cực hơn về hiệu quả của công cuộc chống tham nhũng, khi một loạt các chỉ tiêu đo lường về tham nhũng (chi phí không chính thức) đã có cải thiện đáng kể.
Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết phải trả chi phí không chính thức giảm xuống mức 44,9%, so với mức 66% của năm 2016; gánh nặng chi phí không chính thức đã giảm theo thời gian, khi có 84,4% doanh nghiệp cho biết các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được, tăng đáng kể so với con số 79,2% của năm 2016.
Báo cáo cũng chỉ rõ, mức độ phổ biến của chi phí không chính thức đã có dấu hiệu giảm bớt. Theo đó, tỷ lệ doanh nghiệp có chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra đã giảm từ 51,9% năm 2017 xuống còn 27,7% của năm 2020; tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định “Việc ‘chi trả hoa hồng’ là cần thiết để có cơ hội thắng thầu” đã giảm từ 54,9% năm 2017 xuống còn 40% năm 2020; tỷ lệ doanh nghiệp lo ngại tình trạng “chạy án” nên không đưa vụ việc tranh chấp qua tòa án cũng đã giảm từ con số 31,6% năm 2017 xuống 23% của năm 2020.
“Trong 5 năm vừa qua, chống tham nhũng đã trở thành một trọng tâm công tác của Đảng và chính quyền các cấp, với sự kết hợp đồng bộ giữa việc hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng cũng như đẩy mạnh điều tra, xét xử nhiều vụ việc. Điều tra PCI cho thấy những phản ứng tích cực của cộng đồng doanh nghiệp đối với nỗ lực nói trên, khi một loạt các chỉ tiêu đo lường về tham nhũng (chi phí không chính thức) đã có những cải thiện đáng kể”, PCI 2020 nêu rõ.
Tuy nhiên, trên một số phương diện vẫn cần có những nỗ lực mạnh mẽ hơn. Ví dụ, tỷ lệ doanh nghiệp có chi trả chi phí không chính thức để đẩy nhanh thủ tục đất đai năm 2020 đã trở lại mức 32% của năm 2017, sau khi tăng lên mức 36% năm 2019; tỷ lệ doanh nghiệp cho biết “Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến” chỉ giảm nhẹ từ con số 60,8% năm 2017 xuống 54,1% năm 2020.
Với một số lĩnh vực cụ thể, kết quả điều tra tra PCI 2020 cho thấy gánh nặng chi phí không chính thức là lớn đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng (14% trả trên 10% doanh thu). Dù là doanh nghiệp mới thành lập hay doanh nghiệp đi vào hoạt động đã lâu thì gánh nặng chi phí không chính thức không có sự khác biệt nhiều.
Hải Anh
- Bộ Tài chính: Thu ngân sách quý I ước đạt 491,5 nghìn tỷ đồng
- Nga cam đoan duy trì cung cấp khí đốt cho Hungary
- Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 30/3/2023
- Quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam
- Tin tức kinh tế ngày 30/3: Quý I/2023, nguồn cung xăng dầu ổn định
- Quý I/2023: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa giảm 13,3%
- Quy hoạch hệ thống xăng dầu, khí đốt phải bảo đảm sự chủ động, ổn định về nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế
- Chủ tịch COP28: Thu giữ carbon là “yếu tố cần thiết để hạn chế khí thải"
- Goldman Sachs không còn kỳ vọng giá dầu đạt mức 100 USD vào năm 2023
- Nhóm nhà đầu tư 11 nghìn tỷ USD kêu gọi các thành viên không tài trợ cho các dự án dầu khí mới
- Ấn Độ tiết kiệm được 3,6 tỷ USD nhờ mua dầu Nga
- Ngân hàng Nhà nước đốc thúc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
-
Bộ Tài chính: Thu ngân sách quý I ước đạt 491,5 nghìn tỷ đồng
-
Nga cam đoan duy trì cung cấp khí đốt cho Hungary
-
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 30/3/2023
-
Quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam
-
Tin tức kinh tế ngày 30/3: Quý I/2023, nguồn cung xăng dầu ổn định