Nước sạch - vũ khí mới trên chiến trường Ukraine

16:37 | 26/10/2022

1,249 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nguồn nước sạch hiện đang được cho là "vũ khí "mới trong cuộc xung đột ở Ukraine, khi cả Nga và Ukraine được cho là đã sử dụng chiến thuật này nhằm vào nhau.
Ukraine mất điện trên diện rộngUkraine mất điện trên diện rộng
Cuộc sống dưới Cuộc sống dưới "mưa" tên lửa ở thành phố tiền tuyến Ukraine
Nước sạch - vũ khí mới trên chiến trường Ukraine
Người dân vùng Kherson, Ukraine lấy nước sạch vào chai để sử dụng khi đường ống cung cấp nước chính cho thành phố bị hư hỏng hôm 16/10 (Ảnh: Reuters).

Bà Sveta biết rất rõ vì sao thành phố Mykolaiv, miền nam Ukraine, một trung tâm đóng tàu và là nơi sinh sống của nửa triệu người, lại không có nước ngọt trong 6 tháng qua.

"Đây là hậu quả từ những cuộc tập kích đáp trả gần đây của Nga", bà nói khi đứng đợi lấy nước sạch cùng hàng chục người khác tại các thùng chứa dựng tạm bợ trên đường phố trung tâm.

Nga đã tăng cường các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) vào các cơ sở năng lượng trong 2 tuần qua, nhằm đáp trả vụ nổ cầu Crimea.

Các cuộc không kích được cho là làm gián đoạn nguồn điện trên nhiều vùng rộng lớn của Ukraine, khiến nhiều nơi không được tiếp cận với nước sạch. Nhưng vấn đề nước của thành phố Mykolaiv còn nghiêm trọng hơn nhiều.

Các quan chức Ukraine cho biết, phía Nga đã đóng cửa các điểm hút nước sạch của thành phố Mykolaiv ở tỉnh Kherson liền kề sau khi kiểm soát khu vực này.

"Chúng tôi không biết đây là vụ tấn công cố ý hay ngẫu nhiên", ông Borys Dydenko, người đứng đầu mảng cấp nước của thành phố Mykolaiv, nói với Reuters. Ông nói rằng, Nga đã đóng các điểm nước ngọt để đáp trả động thái tương tự của Ukraine đối với bán đảo Crimea vào năm 2014.

Điện Kremlin và Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận gì về vấn đề trên.

"Đó là một thảm họa"

"Hàng ngày, cư dân thành phố Mykolaiv vận chuyển các thùng nhựa chứa nước bằng tay hoặc bằng xe đẩy đến các điểm phân phối nước trên toàn thành phố, nằm ở ngã ba sông Dnipro và Nam Buh.

Bà Yaroslav, 78 tuổi, từng làm việc tại Xưởng đóng tàu Chernomorsk, than thở khi xếp hàng sau bà Sveta. "Chúng ta sống qua một ngày và không có gì vui và sau đó có ngày tiếp theo".

Ông Peter Gleick, một thành viên cấp cao tại Viện Thái Bình Dương (Mỹ), tổ chức tư vấn ở California (Mỹ) ghi nhận tác động của các cuộc xung đột đối với nguồn nước trên toàn thế giới, cho rằng, Nga đã "vũ khí hóa" nước sạch kể từ khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.

"Cơ sở hạ tầng cấp nước của Ukraine, từ các con đập cho đến hệ thống xử lý nước và nước thải, đều được Nga nhắm đến", chuyên gia Gleick viết trong một email.

Chuyên gia này cho biết, chỉ trong ba tháng đầu tiên của cuộc chiến, ông và các đồng nghiệp đã ghi lại hơn 60 trường hợp nguồn cung cấp nước dân dụng của Ukraine bị gián đoạn và các đập thủy điện bị tấn công.

Nga đã thừa nhận việc nhắm mục tiêu vào các nhà máy điện nhưng khẳng định luôn nỗ lực hết sức để sơ tán người dân. Cũng theo dữ liệu từ Viện Thái Bình Dương, Ukraine cũng từng sử dụng nước làm vũ khí. Vào năm 2014, Ukraine cắt nguồn cung nước cho Crimea sau khi bán đảo này sáp nhập về Nga.

Theo chuyên gia Gleick, dù Kiev không có nghĩa vụ pháp lý để duy trì nguồn cung cấp, họ "có thể xem đó là một việc nhân đạo phải làm". Nhưng quân đội Ukraine từng xả nước từ một con đập trên sông Dnipro để làm chậm cuộc tấn công của Nga nhắm vào Keiv vào tháng 2, theo các cơ sở dữ liệu.

Cư dân ở phía đông thành phố Donetsk cũng bị thiếu nước nhưng ông Dydenko cho biết, cuộc khủng hoảng nước ở Mykolaiv là tồi tệ nhất. "Những người dân ở nơi khác chỉ gặp phải vấn đề nhỏ ở địa phương và có thể giải quyết được. Chúng tôi là những người duy nhất gặp phải thảm họa lớn như vậy", ông Dydenko nói.

Sau một tháng không có nước, quan chức thành phố Mykolaiv bắt đầu bơm nước mặn để khơi thông cống rãnh, cho người dân xả bồn cầu và giặt giũ. Nhưng nước này nặng mùi chất thải công nghiệp, có bọt, làm xà phòng khó tạo bọt. Tệ hơn nữa, nó đang ăn mòn ăn mòn đường ống nước của thành phố.

Cuối cùng, ông Dydenko cho biết, toàn bộ hệ thống sẽ phải được thay thế với chi phí rất lớn mà Mykolaiv không thể đáp ứng khi các nhà máy ngừng hoạt động và doanh thu từ người dân ngày càng giảm.

"Đó là một thảm họa", ông Borys Dydenko nhấn mạnh.

Các chai nước có sẵn trong các cửa hàng, nhưng nhiều người dân, đã nghèo khổ vì xung đột, chỉ dám lấy nguồn nước đóng chai từ ở ngoài, thậm chí tại những vũng nước tràn ra đường phố do nguồn ống bị rò rỉ.

"Đây là lần rò rỉ thứ 5 trong vòng 3 ngày", Vitalii Tymoshchuk, 45 tuổi, một quản đốc đội sửa chữa ống nước cho biết.

Ông Dydenko cũng cho hay, bản thân không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục vá các vết rò rỉ càng lâu càng tốt vì nước mặn không thể xử lý được.

"Nhiệm vụ của chúng tôi hôm nay là bảo tồn tất cả những thứ này và kéo dài qua mùa đông. Đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng và sẽ có nhiều vấn đề hơn", ông nói.

Theo Dân trí