Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/8 - 10/8
Ảnh: OP |
Cùng PetroTimes điểm lại những sự kiện nổi bật tuần qua:
1. Trung Quốc đã nhập khẩu trung bình 9,97 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng trước, thấp hơn 12% so với tháng 6 và thấp hơn 3% so với mức nhập khẩu trung bình hàng ngày của tháng 7 năm 2023.
Dữ liệu có thể sẽ làm dấy lên lo ngại về nhu cầu ở quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và gây áp lực lên giá.
2. Saudi Aramco báo cáo thu nhập ròng đạt 29 tỷ USD trong Quý II năm nay, giảm so với mức 30 tỷ USD một năm trước đó. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2024 cũng thấp hơn một chút so với kết quả năm 2023.
Dòng tiền tự do cũng giảm, từ 23,1 tỷ USD trong Quý II năm 2023 xuống còn 18,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm nay. Tuy nhiên, cổ tức được trả đã tăng từ 19,5 tỷ USD năm ngoái lên 31 tỷ USD trong năm nay.
3. Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đang nỗ lực củng cố Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) thông qua việc bổ sung các thùng dầu mới.
Văn phòng Dự trữ Dầu khí của DOE đã thông báo kêu gọi đấu thầu cung cấp tới 1,5 triệu thùng dầu cho địa điểm Bayou Choctaw vào tháng 1 năm 2025.
4. Reuters trích dẫn các nguồn tin trong ngành cho biết, công ty năng lượng nhà nước Petronas của Malaysia đã yêu cầu người mua hoãn một số chuyến hàng LNG theo lịch trình từ một trong các nhà máy xuất khẩu của họ do các vấn đề về vận hành.
Theo nguồn tin, một đoàn tàu khai thác tại cơ sở MLNG Tiga tại Khu liên hợp LNG khổng lồ Bintulu đang gặp vấn đề về vận hành và Petronas đã yêu cầu hoãn lại một số chuyến hàng trong tháng 10.
5. Sharara, mỏ dầu lớn nhất ở Libya, đã ngừng hoàn toàn việc khai thác dầu vào ngày 5/8 sau khi sản lượng bị hạn chế vào cuối tuần vừa qua do các cuộc biểu tình, các nguồn tin am hiểu về hoạt động của mỏ nói với Bloomberg.
Sharara bắt đầu cắt giảm dần sản lượng vào ngày 3/8 sau khi các công nhân tại mỏ dầu được yêu cầu làm điều này, theo nguồn tin giấu tên của Bloomberg.
6. Theo khảo sát của Bloomberg, OPEC duy trì sản lượng dầu ổn định trong tháng 7, đạt trung bình 26,99 triệu thùng/ngày - giảm nhẹ 60.000 thùng/ngày so với mức tháng 6.
Venezuela và Iran chiếm phần lớn trong mức giảm 60.000 thùng/ngày, trong bối cảnh nhu cầu giảm từ Trung Quốc. OPEC và các đối tác đã tổ chức cuộc họp của Ủy ban giám sát vào đầu tuần trước khi nhóm hy vọng sẽ dần dần dỡ bỏ việc cắt giảm sản lượng bắt đầu từ Quý IV.
Bình An
-
Nhà máy lọc dầu hàng đầu châu Á gặp khó với nhu cầu nhiên liệu yếu ở Trung Quốc
-
Phân tích và dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay trước mức tăng sản lượng từ OPEC+
-
Nhu cầu dầu quá thấp có thể khiến OPEC+ thay đổi quyết định
-
Nhập khẩu dầu của Trung Quốc giảm, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu
-
Vì sao dầu mỏ được giao dịch trong biên độ hẹp?
-
Điện Kremlin nói gì về siêu dự án đường ống khí đốt của Nga đến Trung Quốc?
-
Báo cáo khí đốt toàn cầu năm 2024
-
Hậu quả của việc chấm dứt vận chuyển khí đốt từ Nga sang EU qua Ukraine vào cuối năm 2024?
-
Giá dầu hôm nay (6/9): Dầu thô đi ngang
-
Các quỹ đầu tư sẽ tác động gì đến giá khí đốt châu Âu từ nay đến năm 2025?