Những lưu ý khi ăn thịt gà

07:00 | 15/02/2015

1,640 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thịt gà là món ăn phổ biến và được nhiều người yêu thích trong những bữa cơm gia đình, đặc biệt trong ngày Tết, mâm cơm lúc nào cũng có món gà. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý xem thịt gà có thích hợp với sức khỏe của mình hay không nhé!

Những người không nên ăn

Người bị vết thương hở

Các vết thương hở nếu không được chăm sóc đúng cách có thể để lại những vết sẹo lồi với các kích cỡ khác nhau. Đặc biệt, các vết sẹo lồi này còn có thể có màu thâm và sạm hơn so với màu da.

Vì vậy, khi da có vết thương, tốt nhất bạn nên tránh những món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm này để hạn chế khả năng để lại sẹo trên da.

Người bị xơ gan

Những người đang mắc bệnh xơ gan cần tránh một số loại thực phẩm có khả năng làm bệnh nặng hơn, điển hình là thịt gà. Do đây là loại thực phẩm có tính nóng nên sẽ trợ thấp nhiệt, làm cho chứng thấp nhiệt ở gan nặng thêm, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến xấu.

Người bị viêm khớp

Viêm xương khớp là loại bệnh ngày càng phổ biến. Việc điều trị chủ yếu hiện nay vẫn sử dụng các thuốc kháng viêm. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và tập luyện cũng góp phần thúc đẩy quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn.

Người bị sỏi thận

Những người bị sỏi thận không nên ăn thịt gà. Do thịt gà là loại thực phẩm rất giàu protein nên sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi.

Người có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng

Người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn, phong thấp dễ có phản ứng mẩn ngứa, nổi ban, khó thở khi ăn da gà, gan gà; khi làm các món gà kho, gà hầm, thêm gừng tươi đập giập hoặc thái mỏng làm gia vị và giải mẫn cảm theo kinh nghiệm dân gian.

Người bị cao huyết áp

Thịt gà chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, gây nên nhiều tác hại đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bị cao huyết áp.

Những lưu ý khi ăn thịt gà

(Ảnh minh họa)

Thực phẩm không ăn cùng:

- Tỏi, rau cải và hành sống: Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn (ấm) mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.

- Muối vừng và kinh giới: Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não.

- Cơm nếp: cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc.

- Cá chép: Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.

- Không ăn với tôm: Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.

Bảo Thư

Tổng hợp